Tiêu dùng
13/09/2017 09:59

Vì sao người Việt chờ 15 tiếng mua áo H&M 700.000 đồng vẫn khen rẻ?

Sự đổ bộ của các hãng thời trang ngoại H&M, Zara... vào Việt Nam đã tạo một cơn cuồng phong mua sắm của các tín đồ săn hàng hiệu trong nước.

11h trưa ngày 9/9, cửa hàng H&M đầu tiên ở Việt Nam mở cửa nhưng từ 9h đêm hôm trước (8/9), dân tình đã kéo nhau đến xếp hàng chờ chật kín sảnh TTTM Vincom Center Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM).

Người nhịn ăn, người vạ vật. Già có, trẻ có và chủ yếu là thanh niên. Họ nằm ngủ ngay trên lối đi để chờ 15 giờ đồng hồ nữa, H&M sẽ mở cửa - ước nguyện chạm tay vào những món đồ hàng hiệu nước ngoài sẽ thành hiện thực.

Hàng ngàn người xếp hàng nối đuôi nhau, lấy số thứ tự để được vào tham quan, mua sắm tại các gian hàng H&M. Nguyễn Văn Thanh (Gò Vấp, TP HCM) tay cầm chiếc áo mang thương hiệu này cười hớn hở: "Chỉ với 700.000 đồng mình đã có chiếc áo hàng hiệu ưng ý. Chẳng bõ công chờ gần 1 ngày, tắm sương đêm, đội nắng".

Tín đồ này cho biết, anh mong ngóng thương hiệu H&M từ 2 năm trước, khi nghe phong thanh cửa hàng đầu tiên ở VN sẽ có mặt tại TP HCM. Lý do anh mê H&M bởi "hàng hiệu nhưng giá bình dân. Dù sao khoác chiếc áo hàng ngoại lên người vẫn tốt hơn". Nhóm bạn đi cùng Thanh tay xách nách mang cũng gật gù đồng ý: " 300.000 đồng/chiếc áo Việt Tiến, Canifa đắt, mặc không sang".

Vì sao người Việt lại chuộng Zara, H&M đến thế?

Cảnh hàng nghìn người xếp hàng dưới nắng nóng nhiều giờ liền mong muốn sở hữu những sản phẩm đầu tiên của H&M không lấy gì làm lạ. Bởi khung cảnh lặp lại cơn sốt hàng hiệu khi Zara đổ bộ vào thị trường Việt cách đây không lâu. Chỉ trong ngày đầu mở cửa, doanh số bán hàng tại VN của Zara đã cán mức tiền tỷ. Tính đến ngày 10/9, cửa hàng H&M duy nhất tại Việt Nam đã thu hút hơn 12.000 lượt mua sắm.

Vì sao người Việt chờ 15 tiếng mua áo H&M 700.000 đồng vẫn khen rẻ? - Ảnh 1.

Với Việt Nam, những thương hiệu thời trang như Uniqlo, H&M, Zara, Forever 21 xuất hiện là những bước chân đầu tiên, trong khi thế giới đã quá thành công trong nhiều thập kỷ qua. Những người sáng lập ra kiểu kinh doanh thời trang như thế này đều là những tỷ phú top đầu thế giới. Họ không tạo ra mốt thời trang nhưng sẽ bán nhiều nhất. Đây chính là tôn chỉ của kinh doanh thời trang nhanh hay còn gọi là fast fashion.

Thời trang nhanh là các hãng thời trang thay đổi mẫu mã sản phẩm liên tục. Cứ trung bình một tháng sẽ có sản phẩm mới được ra mắt, nhanh hơn từ 3-4 lần so với các hãng khác. Bên cạnh đó, fast fashion thường hạn chế số lượng để tránh rủi ro hàng tồn kho và tạo cảm giác hàng độc, không mua nhanh sẽ hết.

Nếu các thương hiệu thời trang trong nước cập nhật mẫu mã theo mùa thì Zara, thương hiệu thời trang bình dân đến từ xứ sở bò tót lại cập nhật mẫu mã theo tuần. Trung bình, mỗi tuần Zara đưa ra thị trường 2 mẫu mới và khoảng hơn 10.000 thiết kế mới trong một năm cho 16.000 cửa hàng trên toàn cầu.

Tốc độ của các thương hiệu thời trang nhanh như Zara hay H&M làm cho tất cả đối thủ khác phải chóng mặt. Chỉ mất khoảng 10 đến 15 ngày để các mẫu thiết kế từ trên sàn diễn đến tay người tiêu dùng. Mọi khâu đều nhanh chóng tạo thành một chuỗi cung ứng phản ứng nhanh và vô cùng linh hoạt.

Thêm đó là những xu hướng thời trang xa xỉ nhất trên thế giới sẽ đều có mặt trên các kệ bán hàng của các hãng bán hàng thời trang nhanh. Nếu không liên tục cập nhật và ghé thăm các website hay các cửa hàng thì các tín đồ thời trang sẽ vô cùng hối tiếc.

Người Việt đang ngày càng thích "ăn nhanh"

Bí quyết của fast fashion là không bao giờ cũ trong mắt khách hàng. Bên cạnh chiến lược đi sâu vào thói quen và đam mê mua sắm của các tín đồ thời trang thì địa điểm cũng là chiến lược của những cửa hàng fast fashion.

Song không phải vô tình mà Việt Nam cũng trở thành điểm đến của nhiều tên tuổi đình đám như Zara, H&M mà sắp tới là sự đổ bộ của Uniqlo, Forever 21.

Vì sao người Việt chờ 15 tiếng mua áo H&M 700.000 đồng vẫn khen rẻ? - Ảnh 2.

Công ty nghiên cứu thị trường Savills đã chỉ ra 3 lý do:

Thứ nhất: Tỷ lệ dân số của Việt Nam trong độ tuổi từ 20-30 của Việt Nam khá cao, chiếm xấp xỉ 25%. Đây là con số đáng mơ ước của các hãng thời trang nhanh. Thứ hai: Người Việt Nam vẫn có tâm lý sính ngoại. Thứ ba: Theo tính toán của các hãng thời trang, tốc độ tăng trưởng của ngành này tại Việt Nam luôn ở mức cao khoảng 20%.

Trên thực tế, Việt Nam là một trong 5 thị trường có doanh thu bán hàng cao nhất của Zara toàn cầu. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những lý do các thương hiệu này có mặt ở Việt Nam. Các hãng thời trang nhanh đã có những tính toán rất kỹ lưỡng và bài bản cho những chiến lược nhắm đến. Đó là giá cả.

Gần 700.000 đồng/chiếc áo, đây là mức giá dao động của các hãng thời trang nhanh khi đến Việt Nam. Nếu so với các thương hiệu khác, mức giá này thấp hơn nhiều. Còn nếu so với các hãng trong khu vực, cùng một số loại sản phẩm, thì giá tại Việt Nam thấp hơn khoảng 20%.

Trả lời VTV, ông Fredrik Famm, Giám đốc điều hành H&M khu vực Đông Nam Á khá tự tin về thương hiệu vì người tiêu dùng đã biết đến từ trước đó. "Chúng tôi có thương hiệu quốc tế nhưng giá cả lại tốt nhất và điều đó rất hấp dẫn với người tiêu dùng. Mục tiêu của H&M là trở thành địa điểm mua sắm số một", đại diện thương hiệu này cho hay.

Ngoài ra, để vào Việt Nam, cả H&M, Zara đều khảo sát rất kỹ độ nổi tiếng của mình đối với người tiêu dùng. Ví dụ như H&M đã mất 2 năm trước khi mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam. Thậm chí quá trình khảo sát về nhu cầu của thị trường còn được thực hiện từ đó rất lâu.

Ông Phạm Thái Bình, Trưởng bộ phận Bán lẻ, Savills TP HCM cho biết, Zara, H&M đã có những khảo sát rất dài để đánh giá thị trường phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Sau khi khảo sát, họ mới quyết định đưa ra giá sản phẩm - tính được tính tiềm năng của thị trường. Và H&M đã tạo sự sốc ở Việt Nam.

Vì sao người Việt chờ 15 tiếng mua áo H&M 700.000 đồng vẫn khen rẻ? - Ảnh 3.

Hàng ngàn người ngồi chờ đợi trước cửa hàng H&M đầu tiên ở Việt Nam.

Cái chết không bất ngờ của hàng "Made in Vietnam"

Thêm một thương hiệu mới vào Việt Nam nghĩa là người Việt sẽ có thêm một lựa chọn. Tuy nhiên, thị trường thời trang trong nước cũng chật trội hơn rất nhiều. Nếu không có sự chuẩn bị thì các thương hiệu Việt rất khó cạnh tranh.

Thực tế đã có rất nhiều tên tuổi lớn của Việt Nam mất dần thị phần, thậm chí "chết hẳn".

Được biết đến như một thương hiệu rất thành công, thậm chí được coi là chuỗi hàng hiệu với 60 cửa hàng lớn nhỏ, thế nhưng Foci đã biến mất sau 10 năm ra đời. Hay như Ninomaxx, BLUE echange, PT2000 dù đang phát triển song những tên tuổi "Made in Vietnam" chính gốc này đã không còn dấu ấn đậm nét so với trước.

Theo giới chuyên môn, trước sự xâm nhập của các hãng thời trang lớn, việc giữ thị phần của các thương hiệu Việt là không hề dễ dàng. Có nhiều nguyên nhân như không nắm bắt được xu hướng, thiết kế phong cách không ăn khớp, không đem lại trải nghiệm cho khách hàng và không thay đổi trong cách quảng bá.

Gần đây, Canifa là một trong những cái tên nổi lên như diều gặp gió với gần 100 cửa hàng tại Việt Nam, thu lợi từ việc rút ngắn thời gian từ khâu thiết kế, sản xuất đến lên kệ do nhà máy sản xuất trong nước. Thế nhưng, theo các chuyên gia, thời gian thay đổi mẫu mã của các đơn vị này vẫn kéo dài.

Còn với IVY Moda - thương hiệu nội đặt mục tiêu trở thành hãng thời trang nhanh cao cấp cũng không tránh khỏi những khó khăn. Đại diện này thừa nhận, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong nước và nước ngoài đang rất gắt gao. Nếu không tìm cách chiếm lĩnh sân nhà, số đông doanh nghiệp thời trang trong nước sẽ thất bại.

(Theo Tri thức trẻ)
Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Dinh dưỡng – Sức khỏe 14:45

Trở thành nhà tài trợ chính thức của các Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam từ năm 2021, Herbalife luôn đồng hành cùng các cầu thủ trên sân cỏ.

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Doanh nghiệp 14:00

Ngày 19-11, Unilever Việt Nam trở lại đường đua và dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Văn hóa – Giải trí 10:00

Dù lĩnh vực theo đuổi khác nhau, nhưng creator (nhà sáng tạo) ứng viên của TikTok Awards Việt Nam 2024 đã truyền tải được nguồn năng lượng tích cực

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Văn hóa – Giải trí 22:38

Imagine Dragons tạo cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, xác nhận Việt Nam là điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sản xuất - Kinh doanh 19:37

PNJ ghi nhận kết quả kinh doanh lũy kế 10 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 32.371 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỉ đồng.

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng 17:36

Dịp cuối năm, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Dự án mới 17:36

Vai trò lực đẩy của những tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.