Tiêu dùng
12/06/2017 20:46

Đường lậu chiếm khoảng 50% thị trường

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng đường của các nhà máy trong nước tồn kho lớn nhất từ trước đến nay

Việc buôn lậu đường và gian lận thương mại trong kinh doanh đường đã hoạt động mạnh từ nhiều năm nay (kể từ năm 2010 đến nay, năm cao nhất có thể lên đến 500.000-600.000 tấn/năm). Đường nhập lậu chủ yếu được sản xuất từ Thái Lan, là nước có chính sách hỗ trợ xuất khẩu và sản xuất đường nên giá luôn rẻ hơn giá bán đường trong nước. Hiện nay, thị trường tiêu thụ đường lậu và gian lận thương mại đã mở rộng khắp cả nước.

Tràn lan đường lậu

Trước đây, ở khu vực phía Nam, đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu qua biên giới tỉnh An Giang, nay mở rộng ra các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước. Phía Bắc chủ yếu qua vùng cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), nay hoạt động mạnh hơn và công khai hơn tại vùng cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Thông tin thị trường còn cho biết đường lậu còn qua vùng cảng biển các tỉnh phía Bắc.

Tại các tỉnh biên giới miền Tây như An Giang có sông biên giới nên đường lậu được vận chuyển qua Việt Nam bằng ghe. Tại các xã Khánh Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang), Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang), Tịnh Biên (Tịnh Biên, An Giang), trước đây đường lậu thường tập kết vào kho và sau đó bốc lên xe tải lớn hoặc sà lan rồi nhanh chóng đưa về các tỉnh, thành miền Tây như Đồng Tháp, Cần Thơ và về TP HCM tiêu thụ hoặc phân phối đi các tỉnh miền Đông. Nay lượng đường chuyển qua ghe nhỏ hơn và chuyển ngay lên xe tải nhỏ (khoảng 6-7 tấn) để dễ vận chuyển... Ở các tỉnh khác giáp Campuchia tình hình cũng tương tự. Về vận chuyển đường bộ, ngoài xe tải nhỏ, hiện giới buôn lậu còn sử dụng phương tiện xe khách, xe du lịch, thậm chí xe máy chở từng bao loại 50 kg để xâm nhập sâu vào nội địa.

Đường lậu chiếm khoảng 50% thị trường - Ảnh 1.

Đường lậu được vận chuyển bằng đường thủy tại khu vực An Giang

Tại Tây Ninh, giới buôn bán đường lậu hoạt động cả ban ngày, vận chuyển bằng xe máy (chở 3-5 bao/xe) đi qua đường mòn giữa Campuchia với Tây Ninh về tập kết tại chợ Hòa Bình (Châu Thành, Tây Ninh) để từ đây đưa đi tiêu thụ. Tại TP HCM có một số đầu nậu tiếp nhận đường lậu từ xe tải lớn sang qua xe tải nhỏ để phân phối đi những cửa hàng ở các quận 5, 6, Bình Tân và các tỉnh miền Đông. Tại các chợ ở Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Đông Hà (Quảng Trị) và nhiều địa phương khác, đường lậu được bày bán tràn lan, lên đến trên 50%. Tại Quảng Trị (cách Trung tâm Thương mại Lao Bảo khoảng 1 km), việc vận chuyển, sang bao đóng gói diễn ra công khai. Tại bờ sông Sepon, đường lậu từ Lào qua, được vận chuyển bằng đò, mỗi chuyến đò chở được 6-7 tấn. Qua biên giới, đường nhanh chóng được vận chuyển bằng ô tô hoặc xe máy đưa đi các nơi.

Đủ trò gian lận thương mại

Theo các cơ quan chức năng, đang có hiện tượng đường lậu sử dụng trực tiếp bao bì của các nhà máy đường trong nước để sang chiết. Đường lậu còn sử dụng chứng từ nguồn gốc là các hóa đơn bán của các nhà máy đường trong nước. Hóa đơn này thường được quay vòng nhiều lần, thậm chí có hóa đơn quay vòng đến 3 năm. Một kiểu gian lận khác là sử dụng chứng từ mua đường lậu bán đấu giá của cơ quan chức năng địa phương, chứng từ này cũng được quay nhiều vòng. Hoặc gian lận bằng cách dùng chứng từ nhập khẩu của một số công ty nhập khẩu đường chính thức trong hoặc ngoài hạn ngạch thuế quan để khai báo xuất xứ hàng hóa. Thậm chí gian lận bằng cách đăng ký kinh doanh với chức năng có sản xuất, chế biến đường nhưng không có nhà máy, không có nguyên liệu đầu vào... Gần đây xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất đường phèn khu vực biên giới Campuchia với nguyên liệu sản xuất hoàn toàn là đường nhập lậu từ Thái Lan.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, để hợp thức hóa đường nhập lậu, trước đây giới kinh doanh đường lậu sử dụng ngay cả bao bì có nhãn mác của Thái Lan. Tuy nhiên, sau đó có lúc họ chuyển qua sử dụng bao trắng không nhãn mác, có lúc lại dùng bao bì của các nhà máy đường trong nước (bao thật hoặc bao nhái)... Hiện nay xuất hiện thêm loại đường cây 12 kg, được đóng gói thủ công với bao giấy, ni-lông chỉ đóng dấu hoặc tem...

Để đối phó với cơ quan chức năng, đường lậu thường được che đậy bằng vỏ bọc hàng hóa hợp pháp dưới các hình thức như dùng hóa đơn của một số nhà máy đường trong nước, của một số công ty thương mại có xuất hóa đơn được bảo đảm xuất xứ hàng hóa, gốc xuất xứ từ các nhà máy đường hoặc chứng từ nhập khẩu hợp pháp. Dùng hóa đơn mua đường từ nguồn đường lậu bị bắt bán đấu giá của các cơ quan chức năng. Hoặc dùng hóa đơn của chính các cơ sở, công ty gian lận thương mại dưới hình thức đăng ký kinh doanh, sản xuất, chế biến. Về chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm và đăng ký hợp quy, một số đơn vị gian lận thương mại dạng này cũng thực hiện đầy đủ, có các cơ quan tham gia xác nhận... Tuy nhiên, nếu rà soát theo các văn bản pháp luật thì các hoạt động này tưởng như tuân theo các quy định nhưng thật ra không hợp pháp, hợp lệ.

Bài và ảnh: LONG GIANG

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn”

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn”

Hoạt động cộng đồng 16:54

Dự án đạt những kết quả tích cực khi ghi nhận mức độ am hiểu về giao thông đường bộ của các em tăng từ 50% lên 75%

Hành trình của giới tinh hoa: Từ sở hữu tài sản tới những trải nghiệm thượng lưu

Hành trình của giới tinh hoa: Từ sở hữu tài sản tới những trải nghiệm thượng lưu

Ngân hàng 16:54

Với giới thượng lưu, sự giàu có không chỉ đo bằng con số mà ở cách tận hưởng cuộc sống.

Lý do khiến người dùng ra quyết định mua sắm trên kênh TMĐT

Lý do khiến người dùng ra quyết định mua sắm trên kênh TMĐT

Thị trường 12:47

Người dùng Shopee khắp cả nước thoải mái chốt đơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí, tất cả là nhờ có chương trình freeship toàn sàn cùng loạt voucher giảm sâu.

Sẵn sàng cung ứng điện mùa khô 2025

Sẵn sàng cung ứng điện mùa khô 2025

Doanh nghiệp 08:49

EVN chủ động lên phương án, kịch bản bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, tiêu dùng trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025

MyVIB hoàn đến 50% thanh toán hóa đơn điện, nước, wifi và cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max

MyVIB hoàn đến 50% thanh toán hóa đơn điện, nước, wifi và cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max

Ngân hàng 08:00

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) ưu đãi hoàn tiền đến 50% cho các giao dịch thanh toán hóa đơn sinh hoạt cố định và di động trả sau qua MyVIB từ tháng 4 đến 7-2025.

LPBank đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, chia cổ tức bằng tiền mặt 25%

LPBank đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, chia cổ tức bằng tiền mặt 25%

Tài chính 11:06

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) vừa công bố danh mục và nội dung các tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.

UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững

UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững

Doanh nghiệp 22:47

UOB Việt Nam tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh nhằm hỗ trợ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản theo mô hình bền vững của NAVICO

Ít mây


Thứ ba, 08/4/2025
28oC