Thị trường
31/10/2018 14:54

Nỗi lo Trung Quốc và lá đơn cầu cứu: Rơi nước mắt đến bao giờ

Thanh long rớt giá, dưa hấu phải giải cứu… và giờ đến khoai lang bế tắc đầu ra phải cầu cứu Bộ ngành vào cuộc giải cứu. Nguyên nhân đều được đưa ra là do thị trường Trung Quốc ngừng nhập và hậu quả, nông sản bỏ thối, hàng vạn nông dân khóc ròng vì thua lỗ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, câu chuyện trên không quá khó hiểu. Bởi, Trung Quốc được ví là “chợ” tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam, nhưng chúng ta lại không chịu đi sang ngôi chợ 1,4 tỉ dân này để xem họ đang cần gì mà thụ động ngồi nhà chờ được hỏi mua.

Chuyện buồn dài tập của nông sản Việt

Vừa mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản gửi Bộ NN-PTNT đề nghị bổ sung mặt hàng nông sản khoai lang của tỉnh vào danh mục hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bởi, khoai lang là một trong 3 cây trồng chủ lực được địa phương lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Theo đó, diện tích khoai của Vĩnh Long dao động từ 10.000-14.500 ha; năng suất bình quân đạt 25-30 tấn/ha; sản lượng đạt từ 300.000 - 400.000 tấn/năm; thị trường tiêu thụ khoai lang của tỉnh chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Nỗi lo Trung Quốc và lá đơn cầu cứu: Rơi nước mắt đến bao giờ - Ảnh 1.

Khoai lang đã có trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc của tỉnh Vĩnh Long


Điều đáng nói là giá khoai hiện giảm mạnh chỉ còn khoảng 230.000 đồng - 280.000 đồng/tạ, thấp hơn giá thành sản xuất, làm cho người trồng bị thua lỗ. Nguyên nhân được tỉnh này nhận định do phía thị trường Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu.

Trước thực trạng trên, Chủ tịch tỉnh này đề nghị Bộ trưởng NN-PTNT xem xét, báo cáo Chính phủ và có ý kiến với các Bộ, ngành liên quan đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc đưa sản phẩm khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang nước bạn.

Nhiều người cho rằng, việc Trung Quốc ngừng mua, giá giảm, nông dân thua lỗ có lẽ là câu chuyện buồn dài tập của nông sản Việt vì tình trạng này đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều năm qua.

Chẳng nói đâu xa, vào thời điểm đầu tháng 10, hàng vạn nông dân ở nhiều tỉnh phải khóc ròng vì thanh long chín đỏ vườn, giá rớt thê thảm mà thương lái không tới mua. Nguyên nhân một phần cũng là do thị trường Trung Quốc ngừng nhập, trong khi người nông dân lại không chịu ngắt bông khiến nguồn cung tăng đột biến.

Hay như vào thời điểm đầu năm, giá dưa hấu dao động khoảng 7.000-8.000 đồng/kg thì đến đầu tháng 5 năm nay, bà con nông dân tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị gặp khó khăn do giá dưa hấu rớt thảm xuống chỉ còn 1.000-1.200 đồng/kg.

Nguyên nhân khiến giá dưa giảm cũng là do thị trường Trung Quốc ngừng “ăn hàng” dẫn đến cung vượt cầu, dưa đến vụ thu hoạch mà bế tắc đầu ra. Khi đó, cách giải quyết quen thuộc để giúp bà con nông dân trồng dưa ở tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị tiêu thụ hết 5.000 tấn dưa hấu, chiến dịch giải cứu lại diễn ra rầm rộ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Không chịu “đi chợ”, cứ ngồi chờ họ đến mua

Mỗi lần phía bạn hàng Trung Quốc có động thái bất ngờ đều khiến cho các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam tụt giá xuống đáy, theo các chuyên gia đó là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.

Đề cập tới vấn đề nông sản Việt tại một diễn đàn về nông nghiệp được tổ chức hồi tháng 6 vừa qua, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Bagico cho biết bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trao đổi mua bán nông sản với thương lái Trung Quốc. Theo đó, có ngày bà tiêu thụ 300-400 tấn cam tại chợ Long Biên.

Thế nhưng, bà Thực cho biết, lực lượng thương lái như bà nhiều khi không tham gia vào khâu thu mua tận gốc như trước. Thay vào đó là những thương lái Trung Quốc. "Thương lái Trung Quốc vào đến tận vùng sâu, vùng xa, đến bất cứ ngõ hẻm nào của Việt Nam và họ giỏi hơn chúng ta là Việt Nam có gì ngon nhất, thời điểm nào thu hoạch, có gì ngon nhất để thu mua", bà nói.

Nỗi lo Trung Quốc và lá đơn cầu cứu: Rơi nước mắt đến bao giờ - Ảnh 2.

Nông sản Việt Nam liên tục bế tắc đầu ra khi bị Trung Quốc từ chối


Quan điểm của bà là: “Muốn bán hàng thì phải đi chợ”. Bà ví, Trung Quốc đang là "chợ" lớn nhất của Việt Nam, nhưng chúng ta gần như không đi chợ mà chỉ thụ động ngồi chờ họ đến mua. Còn "nông sản Việt Nam như đang một cô gái quê danh giá đợi các chàng trai tán tỉnh". Đây là điều chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ lại, thay vì nghĩ tới những thứ cao sang.

Trong khi đó, tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt” diễn ra vào cuối tháng 8, ông Vĩ Tích Thành - Tham tán Thương mại và kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM nói: “Người Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn của nông sản. Không phải vì đông dân nhất thế giới, nhu cầu nông sản, ẩm thực nhiều mà cái gì cũng có thể bán được cho Trung Quốc”.

Ông cho biết, nhiều nông sản Việt như chuối, nhãn, sầu riêng, đặc biệt là thanh long, cá basa, tôm rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nông sản Việt hiện vẫn chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch là chính. Ngược lại, xuất khẩu chính ngạch còn rất ít.

Cũng theo ông Thành, nông sản Việt gặp khó là bởi “Người Việt chưa hiểu về thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp chưa chủ động xem thị hiếu, nhu cầu của người dân Trung Quốc là gì để từ đó tập trung sản xuất. Ngược lại, chính các thương lái Trung Quốc đã đi tìm gặp nông dân để thu mua”.

Ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, cho rằng Việt Nam cần chú tâm tới nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường để kết nối với thị trường mới và phân khúc mới, đối tượng mới.

Theo ông, tất cả các thị trường đang thay đổi chứ không riêng gì Trung Quốc. Họ đang chú trọng đến những nông sản chất lượng, truy xuất được nguồn gốc và chúng ta phải nắm bắt được để đó để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. Còn nếu không, câu chuyện dư thừa và đổ bỏ nông sản như hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra.

Theo Lâm Phương/VietnamNet
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Ngân hàng 11:04

PVcomBank mong muốn tăng cường an toàn, bảo mật các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 1-1-2025.

Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch

Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch

Điểm đến hấp dẫn 09:58

Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách vào mùa cuối năm 2024.

Dịch vụ chi lương của ngân hàng giúp doanh nghiệp “nhẹ đầu”

Dịch vụ chi lương của ngân hàng giúp doanh nghiệp “nhẹ đầu”

Ngân hàng 09:57

VPBank vừa công bố gia tăng quyền lợi cho gói sản phẩm chi lương dành cho doanh nghiệp, tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường.

Hạnh Nguyên Logistics khai trương nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày

Hạnh Nguyên Logistics khai trương nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày

Thị trường 08:23

Qua đó, Hạnh Nguyên Logistics có thể chiếu xạ nhanh chóng tất cả các mặt hàng trái cây, nông thủy hải sản… bằng E-beam và X-ray trên máy gia tốc

Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Bảo hiểm 22:28

Công nghệ này giúp quy trình chi trả chỉ còn tính bằng phút nhờ rút ngắn thời gian đưa ra quyết định chi trả, mang lại trải nghiệm nhanh chóng cho khách hàng

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Sản xuất - Kinh doanh 17:00

Theo công bố của Anphabe ngày 19-11-2024, Công ty CP Sản xuất Nhựa Duy Tân đứng thứ 4 trong nhóm sản xuất/công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Doanh nghiệp 15:59

Công ty Nhiệt điện Cần Thơ vừa tổ chức buổi huấn luyện PCCC và CNCH cho đội cơ sở và đội chuyên ngành của Công ty.