Tuy nhiên trong ngắn hạn, việc làm này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và cuộc sống của các hộ kinh doanh. Nhìn nhận sâu hơn cho các vấn đề này chính là vấn đề địa điểm kinh doanh, và xa hơn nữa là việc thiếu vốn của các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
Không tài sản thế chấp, không có sự đảm bảo về thu nhập là lý do các hộ kinh doanh nhỏ không tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ đáng tin cậy cho việc kinh doanh của mình. Trong khi nhiều ngân hàng còn e ngại rủi ro đến từ nhóm khách hàng này, thì những ngân hàng năng động đã chủ động vào cuộc để tháo gỡ khúc mắc này như VPBank là một điển hình.
Hộ kinh doanh chiếm tỉ trọng không hề nhỏ trong lực lượng lao động và đóng thuế
Thực tế, Theo VCCI, Việt Nam hiện có đến 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể chiếm đến 40% lực lượng lao động, với 1,7 triệu hộ tham gia đóng thuế, góp đến 12.000 tỉ đồng tiền thuế (theo Tổng cục thống kê). Bạn thử nghĩ xem, họ kinh doanh từ cọng rau, bát phở, những nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của tất cả mọi người. So với việc đầu tư vốn vào những doanh nghiệp lớn, lựa chọn phân khúc khách hàng này trên 1 phương diện khác thực tế đã giúp ngân hàng chia nhỏ được rủi ro về nợ xấu. Với số tiền vay không lớn, thời gian vay lại ngắn, lạc quan mà nói, đây còn là phân khúc khách hàng có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho các tổ chức tín dụng.
Chính quyền đang bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển dài hạn cho phân khúc hộ kinh doanh
TP HCM - Đầu tàu kinh tế cả nước có kế hoạch chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp để đạt mục tiêu 500.000 doanh nghiệp năm 2020. Điều này cho thấy tầm quan trọng của phân khúc kinh tế hộ gia đình trong bức tranh kinh tế chung của đất nước. Nhưng từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là cả một chặng đường dài để chuẩn bị về tài chính, tâm lý và sự hiểu biết. Chính vì vậy, các hộ kinh doanh luôn mong muốn có nhiều hơn chính sách hỗ trợ về tài chính, đơn giản hóa thủ tục thuế, hành chính.
Tất cả các vấn đề trên đều có lời giải là "vốn". Có vốn để nâng cấp cơ sở kinh doanh cố định khang trang, có vốn để đầu tư vào nguyên liệu sản xuất hay thực phẩm, thậm chí vốn để xây dựng thương hiệu, niềm tin cho người tiêu dùng. Nên hơn lúc nào hết, việc có giải pháp vốn cho các đối tượng hộ kinh doanh là vấn đề bức thiết trong hiện tại.
Sự bùng nổ của phong trào khởi nghiệp
Năm 2016 được coi là năm quốc gia khởi nghiệp với sự bùng nổ cúa đủ các thương hiệu startup lớn bé. Thử nhìn ra xung quanh bạn xem, ít nhất cũng có anh bạn nào đó mở quán cà phê, đâu đó một cô bạn mở tiệm quần áo, nhiều cơ sở thực phẩm sạch ra đời… Ngày càng nhiều những bạn trẻ năng động và nhiệt huyết muốn bứt phá làm ăn riêng với hàng triệu ý tưởng ra đời kéo theo cơn khát vốn cho mức độ kinh doanh nhỏ lẻ.
Đây cũng là một lý do quan trọng để các tổ chức tín dụng mạnh dạn hơn trong việc cho các mô hình kinh doanh nhỏ vay vốn.
Thiên thời địa lợi nhân hòa, và thế là các nhà băng thi nhau cho ra đời các gói cho vay dành riêng cho các thượng đế là "hộ kinh doanh". Nhưng dẫn đầu cuộc đua hiện tại không thể không nhắc đến VPBank.
Ngân hàng này đã phát triển gói cho vay kinh doanh vô cùng linh hoạt đồng thời tháo gỡ tối đa các rào cản thủ tục để bơm vốn cho các khách hàng hộ kinh doanh. VPBank đã xây dựng một đội ngũ nhân viên đến tư vấn từng hộ kinh doanh, chọn gói vay phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Thủ tục vay cũng được đơn giản hóa cho phù hợp với tình hình thực tế; bên cạnh đó, còn tổ chức nhiều cuộc "xuống đường" rầm rộ để làm quen, tiếp cận với các hộ kinh doanh.
Thủ tục đơn giản, không cần thế chấp tài sản, hạn mức vay đến 200 triệu đồng, quy trình lại nhanh gọn, chỉ 2 ngày phê duyệt hồ sơ. Thêm vào đó, các gói cho vay được thiết kế vô cùng linh hoạt với kỳ hạn từ 1 cho đến 60 tháng, phù hợp với nhiều đối tượng đã thuyết phục được rất nhiều khách hàng.
Sự nhạy bén với thị trường, cùng việc cải tiến hệ thống thủ tục cho vay 1 cách hiệu quả, VPBank đã chứng minh xuất sắc cho tuyên bố luôn đồng hành cùng các hộ kinh doanh, và không để nỗi lo thiếu vốn ám ảnh bất cứ một kế hoạch kinh doanh nào.