Thị trường
11/12/2017 02:01

Hãy vứt ngay 5 thứ này ra khỏi gian bếp nhà bạn kẻo hối không kịp!

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bữa ăn mà bạn chuẩn bị hằng ngày, từ những nguyên liệu bạn cần mua cho đến món mà bạn nấu.

Tuy nhiên, bạn có biết rằng, đấy chỉ mới là một nửa trận chiến nơi góc bếp thôi không? Bởi rất có thể, giống như số đông các bà nội trợ khác, bạn đang giữ những dụng cụ gây hại hoặc những chất độc tiềm ẩn có khả năng tác động xấu đến sức khỏe trong gian bếp nhà mình.

Hãy vứt ngay 5 thứ này ra khỏi gian bếp nhà bạn kẻo hối không kịp! - Ảnh 1.

Nhưng không sao, thay thế những vật dụng có hại ấy là một điều không hề khó khăn chút nào. Bạn hãy vứt chúng đi và thay bằng những dụng cụ an toàn hàng đầu cho bữa ăn gia đình sau đây nhé.

Những "sát thủ tiềm ẩn" trong nhà bếp:

Chảo chống dính Teflon

Hãy vứt ngay 5 thứ này ra khỏi gian bếp nhà bạn kẻo hối không kịp! - Ảnh 2.

Dụng cụ này hẳn không còn xa lạ gì với gian bếp của mỗi gia đình. Lý do rất dễ hiểu, đó là vì nó dễ sử dụng, dễ dàng làm sạch. Những chiếc chảo kim loại (chẳng hạn như chảo nhôm) với bề mặt không dính này được bao phủ bởi một lớp hợp chất polime có tên là polytetrafluoroetheylene, hay còn gọi là Teflon, một nhãn hiệu chảo chống dính của DuPont.

Khi chảo được làm nóng, các chất đôc hại sẽ theo làn hơi nóng bốc lên; DuPont cũng cam kết rằng lớp chống dính của Teflon sẽ không sản sinh ra các hóa chất độc hại trong quá trình sử dụng thông thường. DuPont nhấn mạnh rằng lớp chống dính này chỉ phân hủy đáng kể ở nhiệt độ trên 660°F (khoảng 340°C), tức là cao hơn nhiệt độ nấu ăn thông thường rất nhiều.

Tuy nhiên, trong một thử nghiệm của Tổ chức hoạt động vì môi trường của Mỹ (EWG), người ta phát hiện ra rằng khi được làm nóng trên một chiếc bếp điện thông thường, chảo Teflon chạm mốc nhiệt 721°F chỉ sau 5 phút. Thử nghiệm cho thấy chiếc chảo này đã vượt quá nhiệt độ an toàn và biến chất chỉ sau thao tác làm nóng đơn giản. Ở 680°F, chảo Teflon giải phóng ít nhất 6 loại khí độc, bao gồm 2 loại khí gây ung thư, 2 chất gây ô nhiễm toàn cầu, và MFA, một loại hóa chất gây chết người chỉ với liều lượng thấp.

Ngoài ra còn một mối lo ngại khác khi sử dụng chảo Teflon, hay bất kỳ loại chảo chống chống dính nào khác, đó là hơi Polyme gây sốt, hay còn gọi là cúm Teflon. Hơi độc này sẽ được giải phóng khi chảo được đun nóng, gây ra các triệu chứng cảm cúm ở người, làm chết gia cầm và hàng triệu vật nuôi hằng năm. Loại khí độc này còn gây xuất huyết phổi, cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến nghẹt thở ở gia cầm.

Sản phẩm tự nhiên nào thay thế cho chảo chống dính Teflon?

Chưa dùng chảo Teflon thì không sao, còn đã lỡ dùng rồi thì bạn vẫn có những lựa chọn sau đây để thay thế chúng, đảm bảo là sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ hít phải khí độc. Bạn có thể chuyển sang dùng dụng cụ bằng inox, một loại hợp kim không gỉ, dễ làm sạch và có bề mặt chống dính khi dùng nấu ăn ở nhiệt độ nhất định. Hoặc bạn có thể thay chảo Teflon bằng chảo gang, độ bền cao, sử dụng được lâu dài, có bề mặt chống dính tự nhiên.Lựa chọn hữu hiệu cuối cùng dành cho bạn là sản phẩm làm từ titan, có điều giá thành loại này đắt hơn so với những loại kể trên. Đây đều là những sự lựa chọn an toàn nhất và dễ tìm mua trên thị trường.

Chất tẩy rửa

Sản phẩm này được sử dụng khá phổ biến bởi khả năng tẩy trắng bề mặt và diệt khuẩn mạnh mẽ, giá cả lại phải chăng.Tuy nhiên, liệu có đáng để bạn liều lĩnh sử dụng loại hóa chất gia đình này? Chất tẩy rửa được xem là chất ăn mòn gốc Clo, chính cái tên đã nói lên tất cả. Ngay cả những chất tẩy rửa đã được pha loãng vẫn có khả năng gây bỏng da, dị ứng và phá hủy bề mặt các đồ gia dụng. Chất tẩy rửa cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi cơ thể chúng đang trong quá trình phát triển và hệ miễn dịch của các bé chưa đủ mạnh để kháng lại hơi độc từ chất tẩy rửa. Với các vật nuôi cũng bị những ảnh hưởng tương tự.

Chất tẩy rửa để dưới ánh nắng mặt trời còn gây dị ứng, kích thích da, mắt, mũi, phổi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, bỏng da, phá hoại hệ thần kinh, làm lên cơn suyễn, gây chứng đau đầu, đau nửa đầu, nôn mửa. Hơi độc từ chất tẩy rửa có thể làm chứng suyễn nặng hơn.Thực tế cho thấy những người chưa bị suyễn sẽ dần dần mắc bệnh sau thời gian tiếp xúc với chất tẩy rửa thường xuyên.

Hãy đổi sang dùng những chất tẩy rửa thiên nhiên sau đây

Thật may vì đã có những lựa chọn từ tự nhiên thay cho chất tẩy rửa, chẳng hạn như baking soda (thuốc muối), giấm, oxy già, hay tinh chất dầu từ trà, chanh. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng những công thức tự chế nước tẩy rửa tại nhà.Tuy nhiên, hữu hiệu nhất vẫn là giấm và oxy già.

Giấm trắng là một loại dung dịch axit axetic có nồng độ 5%, có thể tìm mua ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Giấm trắng có khả năng tiêu diệt đến 80% vi trùng trên bề mặt vật dụng gia đình. Bạn có thể mua giấm trắng với nồng độ axit axetic cao để mang lại hiệu quả diệt khuẩn mạnh hơn. Oxy già là do nước và một phân tử hidro kết hợp tạo thành. Khác với chất tẩy rửa gốc clo, oxy già sẽ bị phân hủy thành nước và khí oxy, không gây hại đến môi trường xung quanh.Bản thân giấm và oxy già đã là loại chất tẩy rửa hiệu quả, tuy nhiên chúng còn mạnh hơn khi kết hợp với nhau.Pha trực tiếp hai loại này với nhau làm giảm tác dụng diệt khuẩn, nhưng nếu bạn tẩy rửa bằng giấm trước, sau đó đến oxy già thì hiệu quả sẽ được nhân đôi. Thật ra bạn dùng loại nào trước, loại nào sau không quan trọng, miễn bạn đừng lau bề mặt được tẩy rửa mà hãy để chúng tự khô thoáng là được.

Bọc nilon gói thức ăn

Là một sản phẩm được sử dụng vì tiện lợi mà bất chấp sức khỏe, loại nhựa dẻo sạch sẽ này được nhiều người dùng để gói và bảo quản thức ăn mà không hề biết hậu quả kinh khủng khi làm như vậy. Trước khi được đưa ra thị trường, bọc nilon được sản xuất từ polyvinyl clorua (PVC), một hợp chất có chứa phthalate, độc tố có khả năng phá vỡ các hoóc môn, thẩm thấu qua lớp bọc nilon và ngấm vào thức ăn. Tuy nhiên, năm 2006, đã xuất hiện những sản phẩm bọc nilon không chứa phthalate, nhưng ngày nay người ta đã sản xuất được loại bọc nilon với hàm lượng polyetylen (LDPE) và polyvinyl (PVDC) thấp.

Sản phẩm chứa LDPE hay PVDC có độ bám dính thấp hơn so với PVC, nhưng lại có hại ở chỗ LDPE lại chứa diethylhexyl adipate (DEHA), một hợp chất có khả năng phá hủy tuyến nội tiết, nguồn cơn dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ và giảm lượng tinh trùng ở nam giới. Bởi không có quy định nào buộc các nhà sản xuất phải liệt kê các thành phần hóa chất trên bao bì, người tiêu dùng càng phải chịu rủi ro cao hơn. Rất có thể DEHA có trong thức ăn mà bạn ăn hằng ngày, đặc biệt là những loại thức ăn có chất béo như thịt, phô mai.

Giải pháp số 1 để bọc thức ăn: ETEE

Cực kỳ tiện lợi và an toàn, màng bọc thực phẩm Etee là sản phẩm tự nhiên, có thể tái sử dụng. Nó được làm từ sáp ong, nhựa cây tùng, dầu hữu cơ, quế, dầu đinh hương, cây gai dầu và bông hữu cơ, được nhuộm với phẩm màu không độc và không chứa kim loại nặng, chất màu azo và phóc môn có trong thuốc nhuộm thông thường. Bạn có thể sử dụng màng bọc Etee trong vòng 12 tháng , lại còn bảo vệ được môi trường vì không xả bọc nilon ra ngoài nữa.

Hộp Nhựa


Hãy vứt ngay 5 thứ này ra khỏi gian bếp nhà bạn kẻo hối không kịp! - Ảnh 3.

Người ta đã nghiên cứu xem liệu hóa chất độc hại từ hộp nhựa chứa thức ăn hay chai nhựa đựng nước có thấm vào thức ăn, nước uống không và mức độ gây hại đối với con người như thế nào. Nhờ đó mà phát hiện ra hai kẻ thủ phạm trong những vật dụng này là phthalate và bisphenol A (gọi tắt là BPA).

Cũng như phthalate, BPA là hóa chất có thể phá hủy tuyến nội tiết.Bởi rất giống với hóc-môn, nó dễ dàng cản trở các quá trình sản sinh, điều tiết, tuần hoàn, hoạt động, chức năng của hóc-môn tự nhiên. BPA có thể hoạt động giống với estrogen hay các loại hóc-môn khác trong cơ thể người, gây ra những vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết như ảnh hưởng khả năng sinh sản, dậy thì sớm, tạo khối u do thay đổi hóc-môn dẫn đến ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và vô số các rối loạn về trao đổi chất khác như hội chứng vách ngăn buồng trứng.

Vậy nên dùng gì để thay thế hộp nhựa?

Bạn không muốn phải dùng hộp nhựa đựng thức ăn mỗi ngày nữa, rất đơn giản. Thay vào đó, hãy chuyển sang dùng hộp thủy tinh hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng bạn đang dùng hộp đựng thức ăn không chứa BPA cũng như các độc tố tiềm ẩn khác. Cần bình đựng nước thì có vô số sự lựa chọn cho bạn, nào là bình thủy tinh hay inox, ít nhất cũng đừng bao giờ dùng bình nhựa.

Bọc thực phẩm với màng nhôm


Hãy vứt ngay 5 thứ này ra khỏi gian bếp nhà bạn kẻo hối không kịp! - Ảnh 4.

Dù tài nguyên kim loại này trong tự nhiên rất dồi dào, nhưng chất thải từ nhôm tích tụ lâu sẽ trở thành mối nguy hại khôn lường. Cụ thể, nhôm được cho là tác nhân của bệnh alzheimer: nhôm được phát hiện ra trong não của các bệnh nhân alzheimer với một lượng cao. Tuy nhiên, nhôm tác động như thế nào đối với quá trình hình thành và phát triển căn bệnh này thì vẫn chưa xác định được.

Tuy lượng nhôm từ màng bọc thực phẩm cũng như các dụng cụ nhà bếp khác ngấm vào thức ăn không nhiều, tốt hơn hết vẫn nên đề phòng. Có những sản phẩm khác an toàn hơn nhôm, vậy tại sao chúng ta không dùng?

Thay vì màng nhôm, nên dùng gì?

Bạn có thể dùng giấy nến lót khay đựng hay bọc thức ăn để giữ nhiệt. Cũng có thể dùng đĩa thủy tinh hoặc sành, sứ khi nướng bánh.Còn nướng rau củ thì sao? Đừng lo, có rất nhiều loại vỉ nướng tiện lợi mà lại không phải dùng kèm màng bọc bằng nhôm.

Chỉ một vài thay đổi nho nhỏ như vậy đã giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân lẫn bảo vệ môi trường rồi đấy.

Theo phunusuckhoe.vn
Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Ngân hàng 17:31

Tết này, ghé Highland nhận ngay lì xì “khủng” từ NAPAS với chương trình "Săn Vàng Highlands - 100% Trúng Lì Xì".

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Ngân hàng 17:30

Mô hình kinh doanh hệ sinh thái như 1 giải pháp toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho cổ đông, đối tác kinh doanh

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

Tiêu dùng 16:14

Từ ngày 24-1-2025 (25 tháng Chạp) đến 2-2-2025 (Mùng 5 Tết), hệ thống Trung tâm Bách hóa Tổng hợp & Siêu thị AEON toàn quốc sẽ tăng giờ hoạt động.

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp năm 2025

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

Ngân hàng 15:37

Năm 2024, ACB tập trung thực hiện chiến lược gia tăng quy mô và thị phần, tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng mạnh trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

Ngân hàng 15:36

Vẫn là những chủ đề quen thuộc về ngày Tết nhưng iTVC của Nam A Bank đã truyền tải câu chuyện mới mẻ chạm đến cảm xúc người xem.