Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm cũng như những sản phẩm có chất điều vị khác bởi độ mặn của chúng không tốt cho thận đang còn khá non nớt của trẻ. Ngoài ra, theo Sức khỏe & Đời sống, những đối tượng sau đây cũng nên tránh sử dụng loại gia vị này:
1. Người bị bệnh suy thận và suy thận mãn tính
Những người mắc các bệnh về thận như suy thận và suy thận mãn tính tuyệt đối kiêng sử dụng muối và các gia vị có chứa muối. Bởi khi ăn, nhiều thức ăn có chứa muối, bệnh nhân sẽ nhanh suy sụp hơn. Hơn thế nữa, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận khác như sỏi thận và thận nhiễm mỡ.
Ngoài việc phải kiêng nước mắm thì bệnh nhân suy thận phải kiêng các loại thức ăn nhiều muối như mắm khô, nước tương, xì dầu, chao…
2. Người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường cần tránh ăn nước mắm và các gia vị mặn. Nguyên nhân là vì các loại gia vị này làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng vào cơ thể, đi kèm với đó là việc tăng cholesterol, rối loạn lipid máu và các bệnh lý về tim mạch. Điều này có thể khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cho người bị tiểu đường. Nguy hiểm hơn nữa là có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
3. Người mắc các bệnh tim mạch
Người mắc các bệnh về tim mạch nên hạn chế ăn các loại gia vị và đồ ăn mặn như nước mắm, nước tương, chao, xì dầu, các loại đồ khô, chà bông.
Theo nghiên cứu, một bệnh nhân tim chỉ được ăn hạn chế 2 muỗng muối trong một ngày tính tổng tất cả lượng gia vị nêm nếm. Nếu nhiều nước mắm và các loại gia vị mặn, người mắc bệnh về đường tim mạch có thể bị suy tim hoặc gặp phải các biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.
4. Người mắc bệnh xương khớp
Ăn nhiều nước mắm và các loại gia vị quá mặn sẽ khiến cơ thể nhanh có cảm giác khát khiến bạn uống nước nhiều hơn bình thường. Lượng nước này được bài tiết càng nhiều qua mồ hôi và nước tiểu dẫn đến việc tiểu tiện thường xuyên sẽ thải ra nhiều canxi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp và loãng xương. Vì vậy, với những người mắc các bệnh về xương khớp, nên tránh sử dụng nước mắm và các loại gia vị mặn.
5. Dùng nước mắm cho trẻ dưới một tuổi
Không dùng nước mắm cho trẻ dưới 1 tuổi - đây là khuyến cáo của TTƯT.ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198). Độ mặn trong nước mắm không tốt cho thận đang còn khá non nớt của trẻ.
Hơn nữa, đối với trẻ em các sản phẩm có chất điều vị đều không tốt cho sức khỏe như mỳ chính, hạt nêm.
Ngoài ra, với những bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, suy thận,… cũng cần thận trọng với độ mặn có trong nước mắm. Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế dùng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.
Lầm tưởng ai cũng có thể dùng được nước mắm
Nhiều người không tham khảo kĩ các thành phần cũng như "quy định" khi sử dụng nước mắm nên thường dùng tràn lan mà không biết rằng, có một số đối tượng không được dùng nước mắm như: trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người bệnh thận, xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, chính vì vậy, với một số người, nó là loại gia vị cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe. Bởi thế, nước mắm không tốt cho những bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, suy thận,…
Thức ăn chứa nhiều muối như nước mắm sẽ khiến các bệnh nhân này nhanh suy sụp hơn. Hơn thế nữa, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận khác như sỏi thận và thận nhiễm mỡ.
Những người mắc bệnh trên bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Ngoài việc phải kiêng nước mắm thì các bệnh nhân này còn phải kiêng các loại thức ăn nhiều muối như mắm khô, nước tương, xì dầu, chao… Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế dùng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.