Người trồng dứa các xã ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) như ngồi trên đống lửa khi dứa đã vào vụ thu hoạch nhưng giá chỉ từ 1.000-2.000 đồng/kg. Họ đành cắn răng bán tháo mong gỡ vốn.
Gần một tháng nay, người trồng dứa ở xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân...(huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An ) và một số nơi thuộc Ninh Bình lo lắng bởi đã vào vụ chính thu hoạch dứa nhưng giá bán đang thấp hơn so với các năm trước. Trong hình là những cánh đồng dứa bạt ngàn dọc các triền núi ở xã Tân Thắng.
Trên các cánh đồng dứa được trồng men theo các ngọn đồi, lâu lâu mới có những chuyến xe thu mua dứa của thương lái dù dứa đã chín.
Gia đình ông Lê Văn Chiến (43 tuổi, xã Tân Thắng) trồng hơn 2 ha dứa cho biết năm nay dứa vẫn đạt sản lượng tốt nhưng giá bán loại 1 (quả 1 kg) chỉ có 2.500-3.000 đồng/kg. Những loại dứa nhỏ hơn thì mỗi kg chỉ bán được 1.800-2.000 đồng. "Một ôtô dứa trước đây thu về 15-16 triệu đồng nhưng bây giờ chỉ được tầm 7 triệu. Trừ chi phí giống, đất đai, công người làm thì xác định lỗ nặng", ông Sỹ nói.
Theo người dân, mỗi ha dứa được mùa có thể cho sản lượng 30-50 tấn. Những năm trước, giá dứa đạt 6.000-7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lời khoảng 50 triệu đồng/ha. Riêng năm do giá quá thấp, tiền thu hoạch không đủ trang trải các khoản chi phí.
So với các năm thương lái đứng kín đồng dứa để thu mua thì năm nay lượng người mua rất ít. Những chủ ruộng dứa phải chờ vào những đơn hàng rồi mới thuê nhân công hái và vận chuyển dứa lên xe.
Những ruộng dứa vào vụ thu hoạch nên đều đã bắt đầu chín, lo sợ nắng nóng diễn ra dứa sẽ càng chín nhanh hơn, người dân đành bán giá rẻ cho thương lái mong gỡ vốn.
Những ruộng dứa được trồng trên đỉnh các quả đồi cao chót vót. Để có thể thu hoạch hết số dứa này, người dân phải mất gần 1 tháng.
Huyện Quỳnh Lưu có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Nghệ An với hơn 1.000 ha, trong đó nhiều nhất là xã Tân Thắng với hơn 900 ha. Hàng trăm hộ dân ở đây chuyển đổi đất sang trồng dứa từ khoảng 4 năm nay.
Ngoài diện tích đất đã trồng dứa ở xã Quỳnh Thắng, gia đình ông Hoàng Đình Thế (51 tuổi, trú xã Quỳnh Thắng) còn thuê thêm gần 3 ha đất rừng đồi ở xã Tân Thắng để trồng. Mỗi ha thuê trong 1 vụ dứa (khoảng 2 năm lúc trồng đến khi thu hoạch) gia đình phải trả hơn 1 triệu đồng.
"Năm nay thế này thì lỗ nặng, dứa mà chỉ 1.500-2.000 thì lấy gì mà bù cho tiền thuê đất của họ, tiền giống, tiền công. 4 năm trồng dứa nhưng chưa năm nào giá thấp như vậy. Giờ mà nắng to nữa là dứa chín hết, giá có rẻ đến đâu cũng phải bán", bà Hồ Thị Quyết (vợ ông Thế) lo lắng.
Bị ép giá thấp, nhiều hộ gia đình chạy đua tự thu hoạch rồi mang đi nhập cho các cửa hàng trong và ngoài huyện.
Ông Hồ Diên Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu) cho biết xã này có trên dưới khoảng gần 90 ha dứa đang vào vụ thu hoạch. "Tình trạng thu mua và tiêu thụ dứa hiện vẫn còn đang bấp bênh.
Giá dứa chỉ đạt ở mức thấp từ 1.500-2.500 đồng/kg tùy vào chất lượng quả. Nếu cứ tình hình này, xem ra việc phát triển cây dứa ở địa phương còn rất mong manh”, ông Thắng nói.
Dân lo lỗ nặng vì dứa được mùa nhưng rớt giá Đang vụ thu hoạch nhưng người trồng dứa ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lo lỗ nặng vì giá dứa giảm quá thấp, chỉ 1.000-2.000 đồng/kg.
Mùa thu hoạch dứa đang rộ ở Mường Khương, Lào Cai, tuy nhiên dứa không xuất được chất đống khắp nơi, thậm chí phải đổ đi cả xe tải, làm thức ăn cho trâu bò.
Trong chiến lược trách nhiệm với cộng đồng, bảo hiểm Shinhan Life ưu tiên đầu tư nguồn lực vào chăm sóc và giáo dục cho trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước.
Mô hình kinh doanh hệ sinh thái như 1 giải pháp toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho cổ đông, đối tác kinh doanh