Thị trường
26/05/2019 15:16

20 năm, Thái chế tạo 3 triệu ôtô, Việt Nam 250.000 xe

20 năm trước, 5 hãng ôtô lớn đã đề nghị Việt Nam mở cửa thị trường ôtô. Nhưng Việt Nam không đồng ý. Đến nay, Việt Nam mới sản xuất 250.000 xe/năm trong khi Thái Lan là 3 triệu.

Mới duy trì được trên 250.000 xe ôtô

Báo cáo của Bộ Công Thương gửi Đại biểu Quốc hội mới đây cho thấy ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Năm 2017, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước đạt 258.000 xe. Năm 2018, sản lượng tiếp tục được duy trì đạt trên 250.000 xe/năm.

Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ,...

"Ngành ôtô đã đóng góp hàng tỉ USD vào ngân sách Nhà nước, góp phần giảm nhập siêu. Đồng thời tạo ra việc làm trực tiếp cho hơn 120.000 lao động", Bộ Công Thương nêu.

Tính đến năm 2018, ngành sản xuất ôtô trong nước có khoảng 41 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ôtô bao gồm ôtô con, ôtải, ôtô khách, ôtô chuyên dùng và ô tô sát xi.

20 năm, Thái chế tạo 3 triệu ôtô, Việt Nam 250.000 xe - Ảnh 1.

Ô tô Vinfast mang đến là gió mới cho công nghiệp ô tô Việt. Ảnh: Lương Bằng


Tuy nhiên, Bộ Công Thương thừa nhận "đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ". 

Bộ này tiếp tục thừa nhận tỷ lệ nội địa hóa của một số dòng xe còn đạt thấp so với mục tiêu đề ra nên "cần sớm có các giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa". Bộ Công Thương bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công nghệ cao (động cơ - hộp số - bộ truyền động)... để phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.

Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, thực tế đã thất bại khi không đạt được mục tiêu đề ra.

Cụ thể, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa...

So với các nước, Bộ Công Thương chỉ ra tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam kém xa. Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65-70%, Thái Lan đạt tới 80%.

"Như vậy, nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA  có hiệu lực", Bộ Công Thương đánh giá.

Bảo hộ không giúp ngành ô tô phát triển

Nguyên nhân khiến ngành ôtô èo uột, Bộ Công Thương cho rằng: Đối với lĩnh vực sản xuất, lắp ráp xe chở người đến 9 chỗ ngồi (xe con), Việt Nam là nước đi sau trong khu vực (so với các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Chuỗi sản xuất ngành ôtô do các tập đoàn đa quốc gia chi phối. Họ quyết định hoàn toàn việc nghiên cứu - phát triển, địa điểm sản xuất, phương thức bán hàng... Trước khi đầu tư dự án lắp ráp tại Việt Nam, các tập đoàn ô tô lớn của Nhật Bản, Hoa Kỳ... đều đã đầu tư các dự án sản xuất ôtô con có qui mô rất lớn trong khu vực ASEAN.

Công suất các dự án sản xuất ôtô con thường được tính toán cho thị trường khu vực, chứ không tính riêng cho quốc gia đặt nhà máy sản xuất, vì vậy các tập đoàn này không có các dự án đầu tư quy mô lớn ở Việt Nam do quy mô thị trường quá nhỏ, bằng 1/10 Thái Lan, 1/5 Indonessia.

Về công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô, Bộ Công Thương cho biết: Do thị trường nội địa nhỏ, chỉ ở mức độ hơn 300.000 xe/năm, trong khi số lượng doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp lớn (56 doanh nghiệp) nên không không hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô vì hiệu quả kinh tế thấp do sản lượng nhỏ. Hơn nữa, các nguyên vật liệu cơ bản như thép chế tạo, cao su, nhựa và chất dẻo phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô.

Nói về tương lai ngành ôtô Việt Nam, Bộ Công Thương vẫn nói về những chiếc xe ôtô con "made in Việt Nam".

Để phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, gắn liền với mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ôtô, Bộ Công Thương định hướng tận dụng cơ hội thị trường do các chính sách vừa ban hành, tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh dự án của Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco), Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Vinfast và các dự án khác.

"Đây là những tín hiệu tốt cho việc gia tăng sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian tới", Bộ Công Thương đánh giá.

Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa cao (không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước), để góp phần giảm giá xe "made in Việt Nam".

Một chuyên gia làm trong ngành ôtô chia sẻ: Năm 2001, 5 nhà sản xuất ô tô ở Việt Nam viết thư đề nghị mở cửa thị trường ngay lập tức nếu muốn phát triển công nghiệp ôtô. Thời điểm ấy, Thái Lan mới có 300.000 xe 1 năm, giờ họ hơn 2 triệu xe. Việt Nam không chấp nhận do lo ngại ngân sách thất thu.

"Bản thân nhà sản xuất họ không cần bảo hộ đâu, các nhà hoạch định cấp cao của các hãng ô tô nhìn vấn đề theo hướng toàn cầu. Nhưng mình không nghe, không mở cửa, nên thời điểm ấy Việt Nam 20 ngàn xe mà nay cũng chỉ 200.000 xe", vị này tiếc nuối.

Theo vị này, vấn đề của ngành công nghiệp ôtô không phải là có bảo hộ hay không. Nếu có bảo hộ đi nữa thì trong nước cũng không thể làm được vì giá thành quá cao.

"Sản lượng thấp thì giá thành lên cao ngay, nên ô tô có bảo hộ bao nhiêu đi nữa cũng không phát triển được", chuyên gia này chia sẻ.

Theo Lương Bằng (Vietnamnet)
Ban Biên tập Báo Người Lao Động chúc mừng Kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Ban Biên tập Báo Người Lao Động chúc mừng Kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Sản xuất - Kinh doanh 08:00

Trân trọng gửi đến Ban Lãnh đạo và toàn thể nhân viên Tập đoàn Tân Hiệp Phát lời chúc mừng Kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn (15.10.1994 - 15.10.2024).

Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm trọn gói chỉ từ 500.000 VNĐ

Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm trọn gói chỉ từ 500.000 VNĐ

Điểm đến hấp dẫn 18:28

Từ tháng 10-2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo Ba Na By Night linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dần hình thành, bất động sản dọc hai bên đường hưởng lợi

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dần hình thành, bất động sản dọc hai bên đường hưởng lợi

Dự án mới 17:29

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là công trình được ưu tiên triển khai. Đây cũng là lý do bất động sản dọc tuyến đường này đang được các nhà đầu tư quan tâm.

“Tôi để bạn quyết định” và những kết hợp ẩm thực chưa từng có sẽ ra mắt tại Đà Nẵng từ tháng 11

“Tôi để bạn quyết định” và những kết hợp ẩm thực chưa từng có sẽ ra mắt tại Đà Nẵng từ tháng 11

Điểm đến hấp dẫn 17:29

Nhà hàng Nhật Bản Tingara tại khu nghỉ dưỡng đẳng cấp InterContinental Danang Peninsula Resort mang đến làn gió mới với phong cách Omakase đỉnh cao.

Strong Vietnam tạo dấu ấn với bộ race-kit 18 món và cung đường chạy đẹp nhất

Strong Vietnam tạo dấu ấn với bộ race-kit 18 món và cung đường chạy đẹp nhất

Nhịp sống 17:28

Sự kiện Marathon Quốc tế Strong Vietnam Vũng Tàu 2024 đang thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu chạy bộ.

King Crown Infinity: Trải nghiệm phong cách sống tinh hoa không giới hạn

King Crown Infinity: Trải nghiệm phong cách sống tinh hoa không giới hạn

Doanh nghiệp 15:35

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, tiêu chuẩn về tổ ấm của mỗi gia đình không chỉ dừng lại ở những khía cạnh căn bản như vị trí, tiện ích...

CEO Saigon Co.op chia sẻ kinh nghiệm dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió

CEO Saigon Co.op chia sẻ kinh nghiệm dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió

Thị trường 14:24

Các CEO chia sẻ nhiều giải pháp và kinh nghiệm thực tiễn tại Diễn đàn “Lật ngược và xoay chuyển tình thế để dẫn đầu” vừa được tổ chức ở TP HCM