Doanh nghiệp
11/08/2017 16:51

Nhà điện tiếp sức nhà nông nuôi tôm

Do sử dụng điện không hiệu quả, ngành nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) lãng phí gần 1.330 tỉ đồng/năm. Để giúp nông dân nuôi tôm có lãi, tới đây, Tổng Công ty Điện lực miền Nam ( EVN SPC) tiếp tục nhân rộng đề án về hỗ trợ tiết kiệm điện

Tổng Công ty Điên lực miền Nam vừa tổ chức hội nghị sơ kết Đề án thí điểm "Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL và một số tỉnh Nam Bộ giai đoạn 2016 - 2018". Hội nghị diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng vào ngày 9-8, đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm cho nông dân nuôi tôm.

Con tôm phát triển nóng

Báo cáo hội nghị cho biết thời điểm cuối năm 2011, diện tích nuôi tôm của các tỉnh ĐBSCL đạt 580.000 ha. Đến năm 2016, con số này tăng lên 602.000 ha và sau 7 tháng năm 2017 tăng đến gần 630.000 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm sú đạt 572.397,7 ha (tăng 102,6%) với sản lượng 128.601,3 tấn (tăng 112,5%); diện tích nuôi tôm thẻ 54.677,2 ha (tăng 124,4%), sản lượng 112.682,6 tấn (tăng 135%).

Do nghề nuôi tôm phát triển quá nóng nên khó có thể xây dựng được quy hoạch vùng chuyên tôm trọng điểm để đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ nuôi cho năng suất cao thân thiện với môi trường. Việc cung cấp điện cũng đặt ra nhiều thách thức trước tình trạng nuôi tôm trong dân tự phát tăng mạnh.

Hiện tại, người nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL chủ yếu áp dụng các mô hình nuôi tôm quản canh (nuôi tự nhiên), quản canh cải tiến, bán thâm canh (bán công nghiệp) và thâm canh (nuôi công nghiệp). Trong đó mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh đang phát triển nhanh với mật độ nuôi từ 10 -15 con/m2.

Theo đánh giá, mô hình bán thâm canh được xây dựng khá hoàn chỉnh, có diệt khuẩn nguồn nước và lên màu nước trước khi thả giống. Chất lượng con giống được kiểm soát. Các hộ nuôi sử dụng quạt khí cung cấp oxi cho tôm, trong quá trình nuôi có dùng hóa chất để phòng trừ dịch bệnh. Còn mô hình nuôi tôm thâm canh được đầu tư và công nghệ quản lý cao. Đa phần diện tích ao nuôi từ 0,2 - 0,5 ha, được đầu tư về cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật khá hoàn thiện.

Nhà điện tiếp sức nhà nông nuôi tôm - Ảnh 1.

Nhà điện tiếp sức nhà nông nuôi tôm - Ảnh 2.

Các mô hình nuôi tôm tại Sóc Trăng

Lãng phí gần 1.330 tỉ đồng/năm

Dù vậy, phần lớn các hộ nuôi tôm vẫn chưa áp dụng các mô hình tiết kiệm điện, vẫn còn sử dụng động cơ hiệu suất thấp, hao tốn điện năng nên năng suất và hiệu quả tiết kiệm điện chưa cao.

Cụ thể, trước đây, khi ngành điện chưa có sự đầu tư lưới điện đồng bộ đến các khu vực nuôi tôm thì dầu Diesel vẫn là nguồn nhiên liệu chính để hoạt động hệ thống động cơ điện máy quạt. Do đó, chi phí mua dầu chạy máy phát để cấp điện cho các motor là rất đáng kể: trung bình một ngày tiêu tốn khoảng 300.000 đồng/02 motor/4.000m2 trong khi một hộ dân có ít nhất là 2 ao tôm (khoảng 8.000 - 10.000m2), thời gian chạy máy phát khoảng 8 giờ.

Còn hiện tại, khi việc cung cấp điện đã liên tục và ổn định với chất lượng điện năng tốt thì vấn đề đặt ra cho các hộ dân nuôi tôm lại là chi phí sử dụng điện.

Theo khảo sát, tại Cà Mau, tổng số hộ sử dụng điện nuôi tôm hiện nay là 10.755 hộ, trong đó qua trạm công cộng là 10.229 hộ, qua trạm chuyên dùng 526 hộ. Ngành điện đã đầu tư 1.906 trạm biến áp công cộng với công suất 99.281 kVA và 526 trạm chuyên dùng công suất 26.649 kVA phục vụ nuôi tôm công nghiệp. Tại tỉnh Bạc Liêu, tổng số hộ sử dụng điện nuôi tôm qua trạm công cộng là 6.433 hộ và qua trạm chuyên dùng 385 hộ. Tổng diện tích ao nuôi của địa phương này khá lớn, khoảng 19.246 ha... Đáng nói là phần lớn hộ nuôi tôm công nghiệp sử dụng động cơ điện hiệu suất thấp như loại 2 HP (1,5 kW), 3 HP (2,25 kW) và vẫn còn nhiều hộ sử dụng loại 5 HP (3,75kW) rất hao tốn điện năng, hiệu suất kém do dùng loại motor không rõ nguồn gốc, quấn lại dây…

Các kết quả khảo sát còn cho thấy việc sử dụng động cơ hiệu suất thấp tại các tỉnh còn chiếm số lượng lớn, khoảng 2/3 tổng số động cơ điện. Phần tiền điện phải chi trả cho điện năng tiêu thụ của các loại động cơ này trên 111,3 tỉ đồng/tháng, tương đương gần 1.330 tỉ đồng/năm.

Nhân rộng mô hình tiết kiệm điện

Song song với việc đầu tư lưới điện, để giúp người dân nuôi tôm tiết kiệm điện, tiến tới nuôi trồng thủy sản bền vững, EVN SPC đã triển khai đề án thí điểm nói trên. Lộ trình thực hiện đề án gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn thí điểm (từ cuối năm 2016 đến tháng 8/2017) triển khai tại tỉnh Sóc Trăng; giai đoạn 1 (trong năm 2017) triển khai tại một số tỉnh ĐBSCL như Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau; giai đoạn 2 (trong năm 2018) thực hiện tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Đề án tập trung vào giải pháp khuyến khích thay thế các loại động cơ cũ (không rõ nguồn gốc, động cơ quấn lại) bằng động cơ hiệu suất cao kết hợp bộ giảm tốc và sử dụng con lăn cho dàn quạt tạo oxy nhằm giúp hộ nuôi tiết kiệm điện. Kết quả thí điểm tại Sóc Trăng đến nay đã có 161 hộ đăng ký tham gia đề án, với tổng số ao nuôi và diện tích là 463 ao /205,59 ha; đầu tư 1.807 dàn quạt: với 10.134 con lăn (loại đỡ và loại treo. Các điện lực địa phương đã thi công lắp đặt 1.112/1.807 dàn quạt, đạt 61,54%.

Các giải pháp của đề án đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là giúp các hộ dân nuôi tôm giảm được chi phí mua điện, tăng thu nhập. Từ lợi ích thiết thực này, tới đây, EVN SPC sẽ tiếp tục quảng bá, tuyên truyền để các hộ nuôi tôm nhân rộng mô hình tại các tỉnh có sản lượng tôm công nghiệp lớn như Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh…

Cần 1.494 tỉ đồng cho đầu tư lưới điện phục vụ nuôi tôm

Theo lãnh đạo EVN SPC, nhu cầu đầu tư để cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển tại 6 tỉnh ĐBSCL gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang đến 2020 còn cần khoảng 1.494,8 tỉ đồng. Nguồn vốn này phục vụ đầu tư 1.645 km đường dây trung thế và 3.084,9 km đường dân hạ thế; nâng cấp 2.708 trạm biến áp 91,9 MVA và xây dựng mới 2.011 trạm biến áp 91,4 MVA.

Trước mắt trong năm 2017, EVN SPC bố trí 303 tỉ đồng để thực hiện đầu tư cấp điện phục vụ nuôi tôm với tiêu chí ưu tiên các khu vực cấp bách có diện tích ao nuôi phát triển mạnh để bố trí nguồn vốn tự có để thực hiện đầu tư.


Bài: Hồng Thúy - Ảnh: Đình Hoàng
Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Doanh nghiệp 13:36

EVNHCMC đã phát động đến toàn thể công nhân viên chức, người lao động ủng hộ ít nhất 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

Doanh nghiệp 13:35

Đoàn công tác của EVNGENCO3 đã đến kiểm tra tình hình nhà máy và thăm hỏi, động viên CBCNV tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương sau bão Yagi.

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Ngân hàng 13:35

Theo văn hóa Á Đông, Tết Trung thu là cơ hội để sum họp gia đình, hướng trái tim mỗi người con xa xứ về với cội nguồn, kết nối tình thân - hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Trong thời đại số hiện nay, chúng ta có thêm nhiều phương thức để kéo gần, kết nối thành viên trong gia đình.

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hoạt động cộng đồng 21:35

Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc và truyền thống hơn 60 năm xây dựng, phát triển, toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank sẵn sàng chung tay cùng các cấp chính quyền và địa phương hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, tái thiết cuộc sống.

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Hoạt động cộng đồng 21:32

Ngày 12-9-2024, công ty TNHH AKUMA BEAUTY VIỆT NAM - thương hiệu sáp vuốt tóc hàng đầu tại Việt Nam, đã phối hợp cùng cộng đồng Barbershop (thợ cắt tóc nam) Việt Nam tổ chức chương trình thiện nguyện hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3, Yagi.

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Hoạt động cộng đồng 21:32

Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, Nam A Bank đã kịp thời ủng hộ 2,5 tỉ đồng góp phần chia sẻ khó khăn cùng đồng bào miền Bắc vượt qua siêu bão Yagi, sớm ổn định cuộc sống.

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Nhịp sống 16:43

Chia sẻ khó khăn và mất mát của người dân miền Bắc vùng bão lũ, ngay lập tức, toàn hệ thống Vietjet chung tay quyên góp với tinh thần“tương thân, tương ái.