Doanh nghiệp
04/07/2017 19:56

Nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ giá trị thương hiệu

Về phương diện quốc gia, Việt Nam đứng thứ 48 bảng giá trị thương hiệu quốc tế với trị giá 141 tỉ USD

Ngày 4-7 tại Hà Nội, Cục Tài chính doanh nghiệp (DN) - Bộ Tài chính phối hợp với Hội đồng Thương hiệu quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu DN.

Bỏ phí giá trị thương hiệu

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, cho biết đến nay, một số DN nhà nước đã được các tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận giá trị thương hiệu cao, tạo được uy tín quốc tế. Ví dụ Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) vào Top 400 thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm 2016; Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đạt 2,686 tỉ USD, VinaPhone đạt 1,04 tỉ USD... Tuy nhiên, phần lớn DN vẫn chưa xác định được giá trị thương hiệu hoặc xác định chưa đầy đủ. Ngay cả các thương hiệu lọt vào tốp đầu thế giới nêu trên cũng chưa được xác định như giá trị tài sản DN tại Việt Nam. "Nhà nước có thể bị thất thoát lớn trong quá trình cổ phần hóa, nhất là giai đoạn tới sẽ cổ phần hóa nhiều tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn. DN thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập...." - ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Nguyên nhân về góc độ pháp lý chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá. Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao DN 100% vốn nhà nước; Nghị định 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DN nhà nước đều xác định lợi thế kinh doanh của DN bao gồm cả giá trị thương hiệu, DN được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng điều này lại không phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam vì giá trị thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa được coi là tài sản cố định vô hình.

Nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ giá trị thương hiệu - Ảnh 1.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) lọt Top 400 thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm 2016. (Ảnh có tính minh họa)Ảnh: internet

Ông Tiến cho biết vừa qua, nhiều DN gặp khó khăn trong xác định giá trị thương hiệu vào tài sản DN. Cụ thể, tên thương mại là quyền sở hữu của pháp nhân, khi góp vốn nhận cổ phần thì pháp nhân đó còn được sở hữu không? Riêng nhãn hiệu hàng hóa thì dễ dàng xác định được chủ sở hữu thông qua hợp đồng góp vốn quy định rõ sử dụng có thời hạn. Tuy nhiên, lại gặp khó trong vấn đề xác định giá trị thương hiệu. Ví dụ gần đây, nhà đầu tư Hàn Quốc phải trả hàng triệu USD cho Fafim để sử dụng thương hiệu Fafim cho hệ thống rạp chiếu phim họ đầu tư tại Việt Nam. Sau một thời gian tăng vốn, các bên không biết tính giá trị thương hiệu Fafim tăng lên bao nhiêu, cuối cùng đi đến thống nhất để 2 DN tự thỏa thuận, nhà nước không can thiệp.

DN "chết", thương hiệu vẫn còn giá trị

Bên cạnh cản trở về pháp lý còn có nguyên nhân DN chưa có ý thức về sở hữu trí tuệ - cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền giá trị tài sản. Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ, cho biết số lượng đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ của DN Việt Nam chỉ chiếm 15% tổng số đơn nộp đến cục mỗi năm, còn lại là của các DN nước ngoài. Đặc biệt, DN Việt Nam rất ít đăng ký bảo hộ giải pháp công nghệ trong khi đây là yếu tố giúp tạo ra sự bùng phát công nghệ để giảm chi phí, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, từ đó khẳng định được giá trị thương hiệu. Đây cũng là lý do dẫn đến thực trạng nhiều DN Việt đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao nhưng khi xuất ngoại vẫn phải núp dưới tên của các thương hiệu có giá trị trên thế giới mới có thể vào được thị trường quốc tế. Việc "mượn danh" khiến các DN Việt Nam thiệt thòi đủ đường.

Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá các thương hiệu của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất nhanh chóng. Về phương diện quốc gia, Việt Nam đứng thứ 48 trên bảng giá trị thương hiệu quốc tế với trị giá 141 tỉ USD. Một số DN Việt Nam đã thành công khi có giá trị thương hiệu. Ví dụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thu được trên 76 triệu USD trong 2 năm 2015-2016 từ giá trị thương hiệu. "DN có thể làm ăn lỗ lãi từng thời kỳ nhưng giá trị thương hiệu luôn là con số dương, các tài sản của công ty đều khấu hao, trừ thương hiệu. Ví dụ một tập đoàn nổi tiếng của Mỹ là Leman đã phá sản hoàn toàn, không còn chút giá trị kinh doanh nào. Nhưng nhà đầu tư muốn sử dụng thượng hiệu Leman vẫn phải trả tiền" - ông Samir Dixit dẫn chứng.

Theo chuyên gia này, 47% giá trị các công ty trên thế giới là tài sản vô hình, không nằm trong bảng tổng kết tài sản. Muốn định giá các công ty chưa lên sàn chứng khoán, bên cạnh các giá trị được ghi nhận trên báo cáo tài chính còn phải cộng thêm trung bình 25% nữa ở tài sản vô hình, trong đó có giá trị thương hiệu mới là giá trị chính thức của công ty đó.

Tô Hà

Viết bình luận

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank

Ngân hàng 09:45

Ngày 26-4, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Nhịp sống 08:00

Hồ Tràm một trong những điểm đến hấp dẫn nhất dịp lễ 30/4 sắp tới với những bãi biển tuyệt đẹp cùng nhiều trải nghiệm đặc sắc. Đặc biệt, sự kiện Charm Fantasea 2024 với hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng càng khiến đây trở thành tọa độ được săn đón hơn bao giờ hết.

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

Thị trường 08:00

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024 kéo dài 5 ngày liên tục (từ ngày 27/4 - 1/5), Hồ Tràm - “thủ phủ du lịch” mới khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với hàng loạt sự kiện giải trí được tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.