Doanh nghiệp
08/02/2017 08:00

Lạc quan vốn FDI vào Việt Nam

Triển vọng thu hút vốn FDI tiếp tục lạc quan khi nhiều tổ chức tài chính, hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1-2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 1,42 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI giải ngân trong tháng 1-2017 ở mức 850 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ.

Công xưởng của khu vực

Năm ngoái, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 24,3 tỉ USD, trong đó vốn giải ngân hơn 15,8 tỉ USD là mức giải ngân cao nhất từ trước tới nay. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất với tổng vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới hơn 9,8 tỉ USD, ngoài ra, hoạt động kinh doanh bất động sản, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy... cũng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại.

Mới đây, liên quan đến việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến nhiều người lo ngại dòng vốn ngoại vào Việt Nam sẽ sụt giảm. Tuy nhiên, với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã, đang tham gia, thêm môi trường đầu tư hấp dẫn, lợi thế về giá nhân công, Việt Nam vẫn là công xưởng của khu vực.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, cho biết nhiều tổ chức tài chính, hiệp hội DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như Amcham, Eurocham... đều đánh giá tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam. Có khoảng 60%-65% DN FDI đang làm ăn ở Việt Nam cho biết có ý định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất trong thời gian tới. Và so với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn nổi lên như một điểm đến cạnh tranh nhờ kinh tế vĩ mô, chính trị ổn định, tốc độ tăng GDP ở mức cao...

Công nhân đang làm việc tại nhà máy Samsung
Công nhân đang làm việc tại nhà máy Samsung

Lan tỏa đến các DN trong nước

Trong câu chuyện thu hút vốn FDI, theo các chuyên gia, vấn đề hiện nay là làm sao để khu vực FDI lan tỏa tới các DN trong nước và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế. Theo GS Nguyễn Mại, điều này cần thời gian. Như Tập đoàn Samsung, năm 2007 họ bắt đầu rót vốn 650 triệu USD vào nhà máy đầu tiên ở Bắc Ninh, sau đó nâng tổng mức đầu tư lên 6 tỉ USD cho cả 2 nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên. Lúc này, chỉ có 87 DN phụ trợ trong đó có 78 DN nội địa. Đến khi Samsung đầu tư tiếp dự án 2 tỉ USD sản xuất sản phẩm điện tử, điện lạnh tại TP HCM, đã có hơn 100 nhà cung cấp phụ trợ là DN Việt.

“Trong điều kiện DN nội địa vốn ít, công nghệ thấp thì không thể đòi hỏi tham gia ngay vào chuỗi giá trị gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia, mà cần thời gian. Bản thân DN Việt cũng cần trưởng thành hơn, lựa chọn công nghệ nào phù hợp để đầu tư và có tích lũy, thậm chí cần tạo nên những thương hiệu xuất khẩu ra thế giới chứ không chỉ mãi làm gia công” - vị giáo sư này chia sẻ.

Theo Ngân hàng HSBC Việt Nam, để có thể tận dụng tốt xu hướng vốn FDI tiếp tục chảy vào Việt Nam, Chính phủ cần quan tâm đến chất lượng của các dự án đầu tư nước ngoài, cụ thể tác động tới môi trường của dự án và tăng cường khả năng kết nối của các DN Việt vào chuỗi cung ứng của các DN FDI. Một xu hướng mới gần đây đã xuất hiện khi các DN FDI bắt đầu thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam để tận dụng lực lượng kỹ sư dồi dào tại chỗ.

Đại diện HSBC cho biết: “Đây là xu hướng tích cực khi chúng ta ngày càng nâng cao giá trị gia tăng để cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Việt Nam cần xác định những thế mạnh cạnh tranh bền vững của mình như nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin..., đầu tư vào công nghệ trong các lĩnh vực này để tạo giá trị cạnh tranh bền vững”.

VŨ PHONG
Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.

Sacombank 33 năm vững bước đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Sacombank 33 năm vững bước đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Ngân hàng 17:26

Sau hơn ba thập kỷ bứt phá và không ngừng đổi mới sáng tạo, Sacombank sẵn sàng bước vào tuổi 33 với bản lĩnh và vị thế vươn cao.

AEON Việt Nam đẩy mạnh tuyển dụng và mở rộng quy mô năm 2025

AEON Việt Nam đẩy mạnh tuyển dụng và mở rộng quy mô năm 2025

Doanh nghiệp 11:11

AEON Việt Nam tiếp tục mở rộng mô hình bán lẻ, tuyển thêm 5.000 nhân sự trong năm 2025, tìm kiếm và đồng hành nhân tài địa phương phát triển sự nghiệp bền vững.

Rộn ràng chuỗi lễ hội Giáng sinh “đỉnh nóc” khắp ba miền của Vinpearl và VinWonders

Rộn ràng chuỗi lễ hội Giáng sinh “đỉnh nóc” khắp ba miền của Vinpearl và VinWonders

Văn hóa – Giải trí 11:11

Cứ mỗi mùa lễ hội, Vinpearl và VinWonders “trình làng” chuỗi sự kiện đẳng cấp, tạo vô số dấu ấn khác biệt trong hành trình trải nghiệm đầy cảm xúc cho du khách

Saigon Co.op khai trương siêu thị cao cấp Finelife thứ 5 trước thềm năm mới

Saigon Co.op khai trương siêu thị cao cấp Finelife thứ 5 trước thềm năm mới

Thị trường 17:12

(NLĐO)- Co.opmart hiện đại hóa không gian mua sắm, tăng trải nghiệm khách hàng trong mùa mua sắm Tết

Khi “Rồng Việt Nam” hội tụ “Rồng quốc tế”, dấu ấn đặc biệt từ Bia Saigon Special

Khi “Rồng Việt Nam” hội tụ “Rồng quốc tế”, dấu ấn đặc biệt từ Bia Saigon Special

Văn hóa – Giải trí 16:13

Là Nhà tài trợ Kim Cương của Siêu đại nhạc hội 8WONDER Winter 2024, Bia Saigon Special thổi bùng “kỳ quan cảm xúc” cho khán giả khi quy tụ các anh “Rồng”