Doanh nghiệp
10/05/2017 10:06

Cần làm gì để tiền trong sổ tiết kiệm không bị "bốc hơi"?

Những tình huống sau giúp bạn tránh rủi ro trong quá trình xử lý giấy tờ, giao dịch với ngân hàng hay uỷ quyền xử lý các nghiệp vụ liên quan đến khoản tiết kiệm đã dành dụm suốt nhiều năm.

Gửi tiết kiệm ngân hàng thường được xem là khá an toàn. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có nhiều trường hợp số tiền trong sổ bị "bốc hơi". Theo bạn, nguyên nhân thường do những sai lầm gì từ người gửi?

Có 2 đối tượng liên quan đến tiền gửi ngân hàng là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân thực hiện gửi tiền theo hình thức tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn (được cấp sổ tiết kiệm) hoặc tiền gửi thanh toán (được cấp số tài khoản thanh toán).

Trong khi đó, khách hàng doanh nghiệp được gửi tiền có kỳ hạn (được cấp hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn) hoặc gửi tiền vào tài khoản thanh toán (có nhận hợp đồng mở tài khoản).

Với các hình thức gửi tiền trên, các chuyên gia khuyến cáo khách hàng cần lưu ý thực hiện đúng quy trình gửi tiền tại ngân hàng như: đến giao dịch trực tiếp tại quầy (trừ gửi online), không ký khống chứng từ, cố gắng duy trì một chữ ký cố định và khi tất toán thì cần làm đúng quy trình.

Khi bạn nhờ người gửi hộ phải có uỷ quyền, như trong trường hợp hàng chục sổ tiết kiệm Agribank nghi bị làm giả mới đây, điểm chung của các khách hàng phản ánh bị mất tiền là do nhờ một người khác gửi hộ với lời hứa "sẽ được hưởng lãi suất cao hơn" nhưng lại không có ủy quyền của người đứng tên sổ...

Cần làm gì để tiền trong sổ tiết kiệm không bị bốc hơi? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Theo bạn, vì sao nhiều người gửi tiết kiệm không đến trực tiếp tại quầy để giao dịch (trừ gửi tiết kiệm online)?

Theo quy chế về tiền gửi, các ngân hàng đều quy định rất rõ là khách hàng phải gửi tiền trực tiếp tại ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt với khách hàng VIP, thân quen nên thường được nhân viên ngân hàng ưu ái đến tận nhà, nơi làm việc, sân golf hay thậm chí bất cứ chỗ nào để làm sổ tiết kiệm mà không phải đến quầy giao dịch ngân hàng thực hiện thủ tục theo quy định.

Trường hợp này, rủi ro có thể phát sinh khi nhân viên ngân hàng giao sổ tiết kiệm giả mạo hoặc sau đó không đưa tiền về kho quỹ, không nhập lên hệ thống...

Trên thực tế, các nhân viên ngân hàng đều nói rằng họ làm việc này vì khách hàng thân thiết và mọi giao dịch đều an toàn để lấy chữ tín. Tuy nhiên, lời khuyên của chuyên gia là khách hàng nên làm đúng quy định. Vì khi giao dịch tại quầy, khách hàng sẽ được camera ghi hình và đây là bằng chứng rất tốt khi có sự cố xảy ra sau này.

Khi gửi tiết kiệm, bạn có nên ký sẵn chứng từ chưa có nội dung không?

Khi làm thủ tục gửi tiền hoặc rút, chuyển tiền, trong bất cứ trường hợp nào thì bạn cũng không được ký vào các tờ giấy trắng, như trường hợp khách báo mất 32 tỷ đồng xảy ra tại BIDV trước đây. Tại vì, tất cả các mẫu giấy tờ giao dịch về gửi và rút hay chuyển tiền của ngân hàng đều có nội dung rõ ràng và nhân viên nhà băng phải tuân thủ theo đúng quy trình của ngân hàng để giao dịch với khách.

Hơn nữa, với các mẫu giấy trắng đã có chữ ký của khách hàng, nhân viên ngân hàng vẫn có thể điền thông tin vào đó nhằm rút tiền của khách hàng theo nhiều cách khác nhau và thậm chí tin nhắn rút tiền cũng không được gửi đến số điện thoại mà khách hàng đã đăng ký, vì có thể đã có sự thông đồng tại các bộ phận khác nhau.

Trên thực tế, nhiều giao dịch viên ngân hàng cho biết số khách hàng đồng ý ký sẵn một tập chứng từ kiểu này không ít. Đôi khi họ đi công tác, lại đến dịp đáo hạn hoặc đảo sổ tiết kiệm nên muốn làm vậy cho tiện. Tuy nhiên, bạn đừng quên, cách làm này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người gửi tiền.

Gần đây nhất là vụ việc một Việt kiều đang làm việc và sinh sống tại Pháp gửi tiết kiệm 400.000 euro ở một ngân hàng Việt Nam nhưng không thể rút ra. Theo khách hàng này, ông được nhà băng thông báo trên hệ thống có 2 sổ tiết kiệm cùng 400.000 euro, cùng chủ tài khoản, cùng ngày gửi. Tuy nhiên, một trong hai sổ lại đang được thế chấp vay hơn chục tỷ đồng trong khi ông không hề hay biết.

Cũng theo vị khách này, vì quá tin tưởng nguyên Phó giám đốc phòng giao dịch của ngân hàng sau nhiều lần hợp tác nên đã có lần ông ký sẵn vào các tờ giấy trắng. Khi ấy, cán bộ ngân hàng lý giải việc này nhằm thuận tiện, đỡ mất thời gian cho các giao dịch nộp, rút tiền lần sau.

Nếu đi gửi tiết kiệm mà nhân viên ngân hàng đề nghị gửi tiền trước, nhận sổ hoặc chứng từ sau thì bạn sẽ làm gì?

Hiện nay nhiều người là khách VIP hoặc khách quen đã làm việc lâu năm với một số nhân viên ngân hàng thân thiết nên không ít khách gửi tiền chủ quan cho "nợ sổ" hoặc "nợ chứng từ". Thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp nhân viên thân quen bị đuổi hoặc bỏ trốn và lấy theo toàn bộ số tiền tiết kiệm của khách hàng. Do đó, khi gửi tiền, bạn phải lấy ngay sổ tiết kiệm.

Ngay cả khi nhận sổ tiết kiệm, bạn cũng nên kiểm tra thật kỹ nội dung các chứng từ, đủ dấu của ngân hàng và chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan. Đây sẽ là bằng chứng để bạn trưng ra với ngân hàng khi sự việc xảy ra, họ lập luận "tiền chưa thực sự vào hệ thống".

Trong suốt quá trình gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn có nên thay đổi chữ ký liên tục không?

Dù không đến nỗi bị vô hiệu hóa sổ tiết kiệm nhưng đây lại là sai lầm phổ biến và gây phiền toái nhiều nhất cho không ít người. Hãy nhớ khi giao dịch với ngân hàng, từng nét chữ, bút tích bạn để lại đều có giá trị. Do đó, bạn không nên thấy phiền lòng khi bị nhân viên ngân hàng yêu cầu ký đi ký lại chữ ký nhiều lần cho chính xác chữ ký để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro.

Do vậy, việc duy trì một chữ ký trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng là điều cần thiết nhằm giúp bạn thuận tiện và nhanh chóng khi gửi hay rút, chuyển tiền từ tài khoản của mình cũng như đảm bảo cho số tiền gửi trong ngân hàng an toàn.

Khi gửi tiết kiệm, việc làm đúng thủ tục, quy trình tất toán sổ là quan trọng?

Cách đây không lâu cũng xảy ra tranh cãi, kiện tụng giữa một khách gửi 70.000 USD (gần 1,5 tỷ đồng) và một ngân hàng ở TP HCM. Khách hàng thì khẳng định có 2 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 70.000 USD nhưng ngân hàng lại cho rằng bản chất khách chỉ có một sổ.

Theo nhà băng, do sai sót, giao dịch viên đã không làm thủ tục tất toán đầy đủ (có chữ ký của khách hàng) trước khi chuyển khoản số tiền từ sổ cũ sang sổ mới để hưởng chương trình khuyến mại.

Mặc dù ở vụ việc này, tòa án đã xử phía khách hàng thắng kiện nhưng bạn vẫn nên nhớ là phải theo dõi sát sao quy trình mở sổ, tất toán sổ của nhân viên ngân hàng để tránh rủi ro cho mình.

Trong suốt quá trình gửi tiết kiệm, vì sao bạn nên kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi định kỳ?

Việc kiểm tra nên thực hiện hằng tuần hoặc hằng tháng, nhằm trong trường hợp nếu bị mất tiền thì khách hàng có thể nhanh chóng báo ngay với ngân hàng và cơ quan chức năng để có biện pháp khẩn cấp phối hợp giải quyết. Nếu không chú ý việc này, khách hàng khó có thể thu hồi được số tiền của mình.

Vì lúc đó, các cơ quan chức năng và ngân hàng phải tốn nhiều thời gian trong việc điều tra, truy tố, xét xử, kể cả thi hành án cũng rất nhiêu khê, đặc biệt là khi người lấy cắp tiền không còn tiền để trả lại cho khách hàng. Việc kiểm tra số dư này có thể được thực hiện nhanh chóng qua tài khoản Internet Banking hoặc Mobile Banking đã được đăng ký với ngân hàng.

(Theo VnExpress)
HEINEKEN Việt Nam tiếp tục lộ trình phát triển bền vững

HEINEKEN Việt Nam tiếp tục lộ trình phát triển bền vững

Doanh nghiệp 18:36

Ngày 10-9, HEINEKEN Việt Nam công bố những thành tựu mới trên lộ trình phát triển bền vững của doanh nghiệp trong năm 2023, hướng đến mục tiêu “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.

Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc

Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc

Hoạt động cộng đồng 17:51

Với mong muốn làm cầu nối chia sẻ những khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines thông báo tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp trên các chuyến bay do Vietnam Airlines Group khai thác (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco).

Nam A Bank mang “trăng vàng hạnh phúc” đến trẻ em cả nước

Nam A Bank mang “trăng vàng hạnh phúc” đến trẻ em cả nước

Hoạt động cộng đồng 15:38

Nhằm góp phần mang đến một mùa trăng tròn đầy, vui tươi và ấm áp cho trẻ em cả nước, Nam A Bank tổ chức nhiều chương trình, hoạt động vui tết trung thu năm 2024 với chủ đề “Ghép trăng vàng, tô hạnh phúc”.

HDBank được vinh danh ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại

HDBank được vinh danh ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại

Ngân hàng 15:37

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’ từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam viết tiếp hành trình chung tay vì cộng đồng

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam viết tiếp hành trình chung tay vì cộng đồng

Doanh nghiệp 15:00

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳngđịnh vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng.

Triệu Tiến Luyện, Nông Thị Chang vô địch cự ly dài nhất Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024

Triệu Tiến Luyện, Nông Thị Chang vô địch cự ly dài nhất Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024

Nhịp sống 13:23

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 đã khép lại thành công tốt đẹp. Sự kiện không chỉ là một cuộc đua, mà còn là một lời khẳng định cho sự phát triển phong trào chạy bộ tại Việt Nam

Techcombank được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ nội địa tốt nhất” năm thứ ba liên tiếp từ Asian Banking & Finance

Techcombank được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ nội địa tốt nhất” năm thứ ba liên tiếp từ Asian Banking & Finance

Ngân hàng 11:20

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) được tạp chí tài chính uy tín Asian Banking & Finance (ABF) vinh danh 3 giải thưởng quan trọng “Ngân hàng bán lẻ nội địa tốt nhất Việt Nam 2024”, “Ngân hàng Nội địa Quản lý Tiền mặt Tốt nhất Việt Nam 2024” và “Ngân hàng Nội địa Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam 2024”.