Chân dung du lịch từ những chú "ngựa vằn châu Phi trên bãi biển Sầm Sơn"
Cách đây 32 năm, hè năm 1989, để chuẩn bị cho một mùa "tắm biển Sầm Sơn" mới, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tổ chức "Hội chợ Sầm Sơn", khiến Sầm Sơn và cả tỉnh Thanh Hóa lúc đó vui như ngày hội. Cũng hè năm 1989, sự kiện "đình đám" không kém là cuộc thi "Người đẹp Sầm Sơn 89 đã diễn ra ở xứ Thanh.
Hai sự kiện mới mẻ đã tạo "cú hích" cho cái gọi là "làm du lịch" ở Thanh Hóa. Không đủ chỗ để khách nghỉ ngơi, Sầm Sơn dùng cả trường học làm nhà nghỉ. Kết thúc năm học, trường học được sắp đặt lại để… có phòng cho khách thuê. Chưa hết, về Sầm Sơn chỉ có tắm, vui chơi hầu như không có gì ngoài việc ra bãi biển, lên hòn Trống Mái chụp ảnh. Thế là, dân Sầm Sơn lên tận Lào Cai, Yên Bái mua ngựa trắng mang về, dùng màu vẽ lên mình ngựa, biến ngựa Việt Nam thành ngựa vằn châu Phi đưa ra bãi biển và hòn Trống Mái để khách du lịch chụp hình. Những chú "ngựa vằn châu Phi" đó làm nên chân dung độc đáo của du lịch Sầm Sơn suốt một thời gian dài.
Hòn Trống mái
Từ chuyện con "ngựa vằn trên bãi biển biển Sầm Sơn" những năm ấy thôi đủ thấy, Thanh Hóa làm du lịch vào loại sớm nhất của cả nước, dù thời điểm đó, chúng ta chưa nói nhiều về phát triển du lịch.
Hơn thế nữa, tiềm năng phát triển du lịch xứ Thanh không thua kém bất cứ địa phương nào trong cả nước. Có điều, nói đi du lịch Thanh Hóa là đến Sầm Sơn, và cũng quanh đi, quẩn lại chỉ có tắm biển. Mặc dù những năm gần đây, nhất là sau năm "Du lịch quốc gia Thanh Hóa 2015" có khác đôi chút. Nhưng, thế độc canh, mùa vụ vẫn ngự trị. Tăng trưởng du lịch ở xứ Thanh có "nhúc nhích" nhưng chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương này.
Biển Sầm Sơn
Đơn cử, năm 2017-2019, tổng khách đến Thanh Hóa đạt 24,9 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,4%/năm (khách quốc tế đạt trên 719,7 ngàn lượt, tăng trưởng bình quân đạt 24,8%/năm). Tổng thu du lịch đạt 33.131 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,1%/năm. So với tốc độ tăng trưởng của Quảng Ninh hay Đà Nẵng về mặt doanh thu, đã thấy sự chênh lệch quá xa, khi chỉ riêng năm 2019, Quảng Ninh đón 14 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt gần 29.487 tỉ đồng. Con số này ở Đà Nẵng là 8,7 triệu lượt và 30.973 tỉ đồng, gần bằng tổng thu từ du lịch của Thanh Hóa trong 3 năm.
Tương lai "du lịch 4 mùa" không còn xa vời
PGS. TS Trần Đình Thiên khi nói về định hướng phát triển du lịch Thanh Hóa đã đề cập: "Đà Nẵng, Quảng Ninh hay Phú Quốc đã cho thấy cách "lột xác" ngoạn mục của hạ tầng kinh tế - du lịch phát triển đồng bộ, liên tục được làm mới với các hoạt động văn hóa giải trí… cốt lõi là thu hút được những "đại bàng" đủ năng lực, tạo chân dung cho chính nơi mời gọi chúng và được chúng chọn. Tôi muốn nói đến các tập đoàn kinh tế như Sun Group, đến những gì họ đã và đang làm ở Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang và Phú Quốc. Phát triển du lịch phải liên kết chuỗi du lịch và chuỗi kết nối ngành. Cách tiếp cận này phải nằm trong ý tưởng quy hoạch phát triển của Thanh Hóa".
Quyết tâm đưa du lịch đột phá, những năm gần đây, Thanh Hóa đã đón "đại bàng" về làm tổ với những chiến lược đồng bộ, trong đó có Sun Group - tập đoàn đã đưa du lịch Đà Nẵng, Phú Quốc, Hạ Long… lột xác ngoạn mục. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi từng chia sẻ: "Tại Thanh Hóa, vừa qua Sun Group đã đầu tư rất nhiều dự án lớn, đặc biệt là 3 dự án trọng điểm: Quảng trường biển Sầm Sơn, Dự án hồ Bến En, Dự án khoáng nóng Quảng Yên. Hè 2021 vừa qua, Sun Group phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa tổ chức chuỗi sự kiện lớn tại Sầm Sơn. Đây là một dấu ấn lịch sử chưa từng thấy, là sự phối hợp chặt chẽ với tỉnh và sẽ thu hút nhiều du khách đến với Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung…".
Sun Group sẽ phát triển tại Sầm Sơn một tổ hợp dự án quy mô (Hình minh họa)
Ngày 26-10-2020, Sun Group đã chính thức khởi công xây dựng "siêu dự án" quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với mức đầu tư "khổng lồ" 25.000 tỉ đồng (1 tỉ USD).
Tại đây, tương lai không xa sẽ diễn ra các hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí, mua sắm, nghỉ dưỡng… mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế suốt 4 mùa trong năm. Cụ thể, Sun Group sẽ phát triển một tổ hợp dự án quy mô 1.260 ha tại Sầm Sơn, bao gồm nhiều dự án và công trình như: Sun Grand Boulevard (69,9 ha), tổ hợp vui chơi giải trí Sun World (33,6 ha), khu đô thị Sun Riverside Village (29 ha) và nhiều dự án khác...
Trong đó, khu đô thị phức hợp Sun Grand Boulevard với trái tim là quảng trường biển rộng 2 ha, sức chứa hơn 10.000 người, và trục đại lộ dài 2,6 km, rộng 120 m sẽ trở thành trung tâm du lịch - giải trí - kinh doanh thương mại - nghỉ dưỡng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của hàng triệu lượt khách đổ về Sầm Sơn mỗi năm.
Sầm Sơn sẽ sôi động suốt ngày đêm với tổ hợp dự án của Sun Group (Hình minh họa)
Với hạ tầng du lịch - nghỉ dưỡng đồng bộ, quy mô mà Sun Group phát triển tại Sầm Sơn, chắc chắn rằng nguồn kinh tế đêm dồi dào tại Sầm Sơn sẽ được kích hoạt, với những trải nghiệm hấp dẫn từ tắm biển, shopping, các lễ hội, carnival rực rỡ sắc màu 24/7.
Bên cạnh Sầm Sơn, tương lai của du lịch Thanh Hóa sẽ còn rộng mở với các dự án tiếp theo của "người khai mở" Sun Group, với mục tiêu biến Thanh Hóa thành điểm đến du lịch 4 mùa. Đó là một khu nghỉ dưỡng phong cách Nhật Bản biến Quảng Xương thành thiên đường nghỉ dưỡng khoáng nóng, hay đánh thức vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Bến En, "Vịnh Hạ Long trên cạn" của xứ Thanh…
Đưa Thanh Hóa thoát khỏi khái niệm "mùa tắm biển Sầm Sơn", mở ra một thời kỳ mới cho du lịch Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung, cần có những bước ngoặt lớn được dẫn dắt bởi những dự án tầm cỡ như thế.