Du lịch
26/01/2018 00:01

Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này

Trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan sẽ diễn ra ở Thường Châu, Giang Tô. Ngoài việc đến đây để cổ vũ cho các cầu thủ, người hâm mộ bóng đá và du khách có thể khám phá nhiều địa danh nổi tiếng ở tỉnh phía đông Trung Quốc này.

Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 1.

Địa danh đầu tiên không thể không nhắc đến chính là Trung tâm thể thao Olympic Thường Châu. Đây là khu liên hợp thể thao ở Thường Châu, hiện được sử dụng chủ yếu cho các sự kiện thể thao và chương trình hòa nhạc lớn. Sân vận động chính có sức chứa tới 38.000 người. Khu tập luyện Tân Thành cũng có 6.200 ghế ngồi, trung tâm thủy sinh với 2.300 chỗ ngồi, một sân tennis trong nhà có diện tích 4.400 m2 .


Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 2.

Lăng Tôn Trung Sơn được xây dựng ở chân ngọn núi thứ hai của Tử Kim Sơn, ngoại vi thành phố Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc. Đây là công trình do kiến trúc sư nổi tiếng Lữ Ngạn Trực thiết kế, được xây dựng từ tháng 1/1926 đến mùa xuân năm 1929. Lăng Tôn Trung Sơn là công trình kiến trúc khổng lồ được xây dọc theo sườn núi. Phần lăng mộ được xây dựng theo kiến trúc của các lăng mộ hoàng đế Trung Quốc, kết hợp các chi tiết kiến trúc hiện đại.


Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 3.

Minh Hiếu Lăng là lăng mộ của Minh Thái Tổ, vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh. Lăng nằm ở chân núi phía nam của núi Purple, phía đông trung tâm lịch sử của Nam Kinh, Trung Quốc. Theo truyền thuyết, để ngăn chặn âm mưu cướp mộ, 13 tang lễ giống nhau đã được tổ chức ở 13 cổng thành nhằm giữ bí mật về nơi chôn cất nhà vua. Việc xây dựng lăng mộ bắt đầu từ năm 1381 và kết thúc năm 1405, trong thời trị vì của con trai Hoàng đế Vĩnh Lạc. Đã có khoảng 100.000 người lao động tham gia xây dựng công trình này. Ban đầu, các bức tường của lăng mộ dài hơn 22,5 km. Lăng mộ được xây dựng dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của 5.000 binh lính.


Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 4.

Bảo tàng Tô Châu là bảo tàng của cổ nghệ thuật Trung Quốc. Khu trưng bày ở đây có diện tích 2.200 m2, tập hợp nhiều bức tranh cổ, thư pháp, gốm sứ, hàng thủ công, các di vật khảo cổ, hơn 70.000 cuốn sách và tài liệu, hơn 20.000 vạch khắc bằng đá. Bộ sưu tập tranh và thư pháp là những tác phẩm của các bậc thầy từ nhà Tống đến nhà Minh và nhà Thanh. Khu vực Dân gian của Bảo tàng Tô Châu là nơi đầu tiên chuyên trưng bày các hiện vật truyền thống địa phương. Bảo tàng Dân gian Tô Châu bắt đầu mở cửa vào năm 1986, vào đúng thời điểm kỷ niệm 2.500 năm thành lập thành phố Tô Châu. Tuy nhiên, cấu trúc như hiện nay được kiến ​​trúc sư người Mỹ gốc Hoa - IM Pei thiết kế lại. Đây không chỉ là tòa nhà thiết kế hoành tráng ở Tô Châu, mà còn là công trình xây dựng kết hợp giữa lối kiến ​​trúc Trung Quốc truyền thống và phương Tây. Vé vào cửa ở bảo tàng Tô Châu hoàn toàn miễn phí.


Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 5.

Đền Linh Cốc ở Nam Kinh, Giang Tô, được mô tả là “ngôi đền Phật giáo tốt nhất trên thế giới”. Ngôi đền được xây dựng lần đầu tiên vào năm 515 trong triều đại nhà Lương(502-557). Trong thời trị vì của Hoàng đế Hàm Phong của triều đại nhà Thanh(1644-1911), ngôi đền từng bị bị phá hủy và được xây dựng lại trong thời trị vì của Hoàng đế Đồng Trị.


Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 6.

Đường Bình Giang là khu di tích lịch sử ở quận Cô Tô, đông bắc Tô Châu, Giang Tô. Con phố được xây dựng vào năm 1229, gồm 51 hẻm nhỏ cắt nhau. Khoảng 3km trong khu di tích là hệ thống kênh rạch. Tương truyền, Hồng Quân, một học giả kiêm nhà ngoại giao khi sinh sống tại Đường Bình Giang đã gặp một cô gái làng hoa khi đang du ngoạn trên chiếc thuyền, sau đó đem lòng yêu rồi cưới cô làm vợ. Năm 2009, Đường Bình Giang được coi là một trong những tuyến đường văn hóa lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc. Đường Bình Giang có 18 cây cầu đá, trong đó 12 cây cầu được thiết kế từ triều Tống.


Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 7.

Hàn Sơn Tự là ngôi chùa cổ nằm ở phía tây của trấn Phong Kiều, Tô Châu. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ VI, dưới thời vua Lương Vũ Đế. Ban đầu nó có tên gọi là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện. Trong loạn Thái Bình Thiên Quốc, chùa bị phá hủy và được xây lại năm 1905. Đến khoảng niên hiệu Trinh Quán (627-649) thời Đường Thái Tông, tên gọi Hàn Sơn mới được đặt, nhằm tưởng nhớ nhà sư trụ trì nơi đây. Sau những thăng trầm, Hàn Sơn tự được các triều từ Tống tới Thanh gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay. Việc đặt tên chùa Hàn Sơn liên quan đến việc kết nghĩa huynh đệ của Hàn Sơn và Thập Đắc. Chuyện kể rằng, khi gia đình đi hỏi vợ cho mình, Hàn Sơn mới biết cô dâu tương lai ấy chính là người yêu của Thập Đắc. Vì sợ người em buồn lòng, chàng đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi và dừng chân ở một ngôi chùa nhỏ. Thập Đắc nghĩ rằng vì mình mà Hàn Sơn ra đi nên cũng quyết đi tìm anh. Cuối cùng, như duyên trời định, họ lại gặp nhau tại chính ngôi chùa. Họ lại sống cùng nhau như huynh - đệ ngày nào. Cảm động vì câu chuyện trên vì vậy, tên gọi Hàn Sơn đã được đặt cho ngôi chùa để tưởng nhớ hai anh em. Không chỉ thu hút du khách bằng những câu chuyện kể, Hàn Sơn tự còn là nguồn cảm hứng vô tận của bao lớp thi nhân.


Đến nơi U23 Việt Nam đá chung kết, đừng quên ghé thăm những địa điểm này - Ảnh 8.

Công viên Khủng long Trung Quốc ở Thường Châu mở từ tháng 9/2000, được mệnh danh là “Công viên Kỷ Jura của phương Đông”. Bảo tàng chứa một bộ xương hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài khủng long Sinosauropteryx cũng như các hóa thạch lớn của hai loài khác là Brachiosaurus và Hadrosaurus. Bảo tàng có diện tích khoảng 20.000 m2 và có hơn mười phòng. Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng nhiều loại hóa thạch khủng long. Ngoài ra, công viên còn có nhiều tiện nghi vui chơi và đều liên quan đến khủng long. Một số hoạt động hấp dẫn khác trong công viên là suối nước nóng, lễ hội đèn lồng quốc tế, hay diễu hành.

Theo Ngọc Bích (saostar.vn)
SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

Ngân hàng 22:09

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

Doanh nghiệp 17:30

EVNSPC đã đóng điện thành công, đưa vào vận hành 08 công trình lưới điện trọng điểm, đáp ứng nhu cầu tăng phụ tải trên địa bàn

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Văn hóa – Giải trí 17:29

Kỷ niệm 20 năm khai trương TTTM Vincom Center Bà Triệu - TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật "Đến Vincom - Chào Tôi Mới"

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

Không gian sống 15:12

Những tòa tháp The Symphony thuộc tổ hợp semi-compound Sun Symphony Residence được gọi “tòa tháp quốc tế” bởi hội tụ loạt giá trị đẳng cấp, khác biệt hiếm có.

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Dự án mới 15:11

Thu hút gần 30% tổng khách Quốc tế của cả nước với chi tiêu cao gấp 7 lần khách nội địa, Khánh Hòa cho thấy tương lai đầy rực rỡ của ngành dịch vụ không khói.

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 15:11

Nhờ đáp ứng tiêu chí chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong, PNJ đánh dấu cột mốc 9 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Doanh nghiệp 15:10

Yến sào Khánh Hòa vinh dự là đơn vị sản xuất và kinh doanh yến sào duy nhất nhận Chứng nhận Thương hiệu Quốc gia với 5 dòng sản phẩm