Năm 1960 khi đến thăm chùa Tây Phương, nhà thơ Huy Cận đã viết bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”. Bên cạnh đó, hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu chạm khắc công phu, tinh xảo tạo nên nét độc đáo của chùa Tây Phương.
Ngoài chiêm bái hệ thống tượng, phù điêu, vãn cảnh chùa Tây Phương du khách còn ngắm kiến trúc của ngôi chùa này.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và biết bao biến cố lịch sử, chùa Tây Phương ngày nay với 3 toà xếp thành hình chữ Tam: chùa Thượng (thờ các vị La Hán), chùa Trung (thờ Phật Tuyết Sơn), chùa Hạ (thờ bát bộ Kim Cương).
KTS Nguyễn Cao Luyện từng đánh giá, chùa Tây Phương là ngôi chùa có kiến trúc nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Chùa Tây Phương cũng đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Đường lên chùa là hơn 200 bậc đá ong uốn lượn dưới vòm tre, kế đó là những ngôi nhà bình dị của người dân. Quanh chùa, người dân có nghề làm quạt lá đề và chuồn chuồn tre rất độc đáo…
2 trong 18 bức tượng La Hán ở chùa Tây Phương.
Cửa sổ "sắc sắc không không".
Những con chuồn chuồn tre màu sắc bắt mắt.
Hành hương về Tây Phương.
Du khách vãn cảnh chùa.
Đan quạt lá để bán cho khách du xuân.