Phía ngoài đường, cổng dẫn vào khu đại lễ đang gấp rút hoàn thiện.
Quần thể chùa này có diện tích khoảng 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên… cùng nhiều thung lũng, 3 mặt bao bọc bởi núi, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi nhỏ.
Những hạng mục chính tại khu trung tâm hội nghị đã gần hoàn chỉnh. Dự kiến, sự kiện đón 105 đoàn đại biểu của các nước và vùng lãnh thổ, hơn 500 phái đoàn với trên 1.500 đại biểu chức sắc, lãnh đạo giáo hội, nhà nghiên cứu và các học giả.
Trung tâm Hội nghị quốc tế được xây dựng nổi trên mặt hồ cao 31 m.
Phía trong trung tâm hội nghị quốc tế đang khẩn trương lắp ghế và trải thảm. Trung tâm có diện tích hơn 2.000 m2, có sức chứa 2.600 khách khi đại lễ diễn ra.
Theo thiết kế, Điện Pháp Chủ hai tầng mái cong, cao 31 m, mặt sàn 3.000 m2. Điện Quan Âm cao 30,5 m, mặt sàn rộng 3.000 m2. Cổng Tam Quan ba tầng mái cong, cao 28,8 m, ba mặt sàn rộng 3.558 m2.
Điện Tam Thế được xây dựng ở độ cao 45 m trên trục thần đạo, ba tầng mái cong mang kiến trúc đình chùa Việt, cao 39 m, mặt sàn 5.400 m2, đủ đón 5.000 Phật tử cùng hành lễ.
Bức tranh lớn bên ngoài sảnh điện Tam Thế đã được các công nhân hoàn thiện.
Ba pho tượng Phật bằng đồng dát đồng đen, mỗi bức nặng 200 tấn đặt giữa trung tâm điện Tam Thế.
Các chùa, điện tại Tam Chúc được xây dựng đặc biệt với 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những nghệ nhân tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. Hàng nghìn bức tranh được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những thợ thủ công lành nghề.
Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh cao 468 m, với 299 bậc lên, được xây dựng hoàn toàn bằng đá khối xếp liền nhau, nặng 2.000 tấn được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ.