Du lịch
03/04/2020 14:59

Cảnh đời éo le của những du khách mắc kẹt vì Covid-19

Không tiền, không chỗ ở, thậm chí không thể thở được, nhiều du khách đang trong cảnh tiến thoái lưỡng nan khắp nơi trên thế giới.

Matthias và vợ, Sonja, rời Đức hai năm trước trên chiếc xe được thiết kế như ngôi nhà di động để thực hiện hành trình vòng quanh thế giới. Họ đến Kuching, Malaysia, vào tháng 3 năm ngoái rồi tới Indonesia và quay lại vào tháng 12.

"Chúng tôi đỗ xe tại đây để bay sang Australia. Khoảng 3 tuần trước chúng tôi trở về Kuching để lấy xe và rồi 4 ngày sau, Malaysia phong tỏa, chúng tôi kẹt lại nơi này", Sonja nói.

Cặp đôi đậu xe trong công viên Reservoir và thỉnh thoảng đi siêu thị mua thực phẩm để nấu ăn ngay ở trên xe. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất là không có nước sinh hoạt, nên họ phải nhờ vào lòng tốt của cư dân địa phương. "Chúng tôi sẽ đi khi biên giới được mở. Nhưng thật khó để lên kế hoạch vào lúc này. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra", cô nói.

Cảnh đời éo le của những du khách mắc kẹt vì Covid-19 - Ảnh 1.

Sonja và Matthias chưa liên hệ với Đại sứ quán Đức vì không muốn về nước ngay, mà muốn đến Indonesia một thời gian trước khi đi đâu xa hơn, hoặc trở lại châu Âu. Ảnh: Zulazhar Sheblee/The Star.

Sonja vẫn may mắn hơn nhiều du khách mắc kẹt khác ở khắp nơi trên thế giới, vì cô còn có Matthias và chiếc xe như ngôi nhà của mình. Tình cảnh của Lisa Buettner, tệ hơn nhiều. Cô gái Đức, 18 tuổi, bị kẹt lại New Zealand khi trong tay không còn tiền và hiện chưa "có cửa" quay về châu Âu.

Buettner đến New Zealand vào tháng 11 năm ngoái và ở trong nhà một gia đình bản xứ tại Aukland. Khi Covid-19 hoành hành, cô thật sự muốn quay về nhà. Chuyến bay đưa những người Đức về nước tuần trước thành công thì chuyến thứ hai lại không thể thực hiện được do lệnh đóng cửa biên giới. Buettner lẽ ra đã lên chuyến bay thứ hai.

Hiện cô ở khách sạn tại Aukland do cha mẹ trả tiền. "Tôi muốn về nhà, nếu ở lại thêm tôi không có đủ tiền. Ba mẹ tôi đã cố gắng hết sức để chu cấp. Họ thật sự khó khăn", cô gái 18 tuổi thổ lộ.

Cảnh đời éo le của những du khách mắc kẹt vì Covid-19 - Ảnh 2.

Lisa Buettner là một trong ít nhất 12.000 người Đức đã đăng ký về nhà trên những chuyến bay giải cứu từ New Zealand do Đại sứ quán Đức sắp xếp. Ảnh: Abigail Dougherty/Stuff.

Trong khi đó, Briony Blackwell, du khách Anh 30 tuổi, không thể rời khỏi thành phố Cusco, Peru, sau khi chuyến bay chở cô rời nơi này bị hủy vì Covid-19. Cô nói, mình không thể thở được ở độ cao 3.400 m so với mực nước biển tại Cusco, bởi cô chỉ còn một lá phổi, sau thời gian chống chọi căn bệnh ung thư phổi.


"Chỉ cần bước ra khỏi giường là tôi không thể thở được. Tôi cần một chiếc máy trợ thở và không dám nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu tôi mắc Covid-19 ở chỗ này", Blackwell than vãn.

Blackwell đã liên lạc với Bộ Ngoại gia Anh và nghị sĩ địa phương để trình bày về hoàn cảnh của mình. Nghị sĩ Victoria Prentis của Banbury, nơi Blackwell sống, nói bà đang làm mọi thứ để giúp đỡ Blackwell cũng như giữ liên lạc với Bộ Ngoại giao về trường hợp này. "Tôi thật sự mong cô ấy về nhà càng sớm càng tốt", bà Prentis nói.

Tháng 8 năm ngoái, Blackwell cùng chồng bắt đầu hành trình phiêu lưu với mơ ước có chuyến đi để đời. Từ Bolivia, họ đi xe bus đến Cusco, nằm trên dãy Andes và là cố đô của đế chế Inca. Họ tới đây vào ngày 15/3 mà không lường trước được mọi chuyện.

Ngay ngày hôm sau, Peru phong tỏa toàn quốc và chuyến bay vợ chồng cô dự định tới Colombia ba ngày sau đó bị hủy, các phương tiện vận chuyển khác cũng tạm ngừng hoạt động. Công ty du lịch bán tour cho họ không khuyến cáo bất kể điều gì.

Các quốc gia đang tìm mọi cách để đưa công dân của mình về quê khi nhiều nước trên thế giới đóng cửa. Anh dự tính chi 75 triệu bảng để thực hiện các chuyến bay hồi hương. Bộ Ngoại giao Anh cho biết có rất nhiều du khách nước này mắc kẹt ở nước ngoài đang tìm đường về nhà nhưng nhiều cảng hàng không trung chuyển lớn trên thế giới đã đóng cửa, hoặc giới hạn chuyến bay.

Chính phủ Anh sẽ trao đổi với các hãng bay về nghĩa vụ của họ với du khách về quyền được bay khi bị hủy chuyến. Nhưng các hãng bay lại đối mặt với lệnh cấm bay ở các nước, không cho hạ cánh hoặc quá cảnh... "Một khi các chuyến bay thương mại không còn khả thi, chính phủ sẽ tính tới các chuyến bay thuê chuyến", Ngoại trưởng Dominic Raab, đưa ra phương án.

Báo Independent ước tính 50.000 du khách Anh đang mắc kẹt ở nước ngoài chưa có đường về. Còn ông Raab cho biết có hàng trăm nghìn công dân Anh nói chung đang muốn về nước.

Các nước cũng tìm cách hỗ trợ du khách nước ngoài mắc kẹt. Bộ Du lịch Ấn Độ công bố cổng thông tin "Mắc kẹt ở Ấn Độ" nhằm giúp du khách nước ngoài tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan ngoại giao, kết nối với những du khách mắc kẹt khác... Chỉ riêng tại Ấn Độ, có khoảng 10.000 du khách Anh đang kẹt lại.

Cảnh đời éo le của những du khách mắc kẹt vì Covid-19 - Ảnh 3.

Một nhóm du khách Đức bị mắc kẹt ở Campuchia đang ở bên ngoài Đại sứ quán Đức tại Phnom Penh. Ảnh: Pann Rachana.

Tại Campuchia, những khách Anh bị mắc kẹt tạo một cộng đồng trên mạng xã hội để chia sẻ thông tin và hướng dẫn cách xử lý khủng hoảng. Nhiều du khách cho biết họ không còn nhiều tiền để có thể đợi đến lúc có chuyến bay về nước.


Một du khách Anh cầu xin Đại sứ quán Anh ở Phnom Penh giúp đỡ, vì lo sợ mình không nằm trong danh sách ưu tiên về nước. Người phụ nữ giấu tên này cho biết đã trả 1.700 USD mua vé về nước nhưng chuyến bay bị hủy, cô không còn tiền, không có chỗ ở và cảm thấy "nguy hiểm" ở nơi đất khách.

"Tôi là phụ nữ đơn độc ở Campuchia và không có gia đình ở Anh để gửi một khoản tiền nào. Tôi nghĩ mình đang lâm vào đường cùng", cô viết trong thư gửi Đại sứ quán.

Hàng trăm du khách Anh đang mắc kẹt tại Campuchia. Trong khi du khách Đức, Pháp và các nước phương Tây khác đã được chính phủ của mình "giải cứu" bằng các chuyến bay charter. Nếu không có sự hỗ trợ từ chính phủ, nhóm du khách Anh trên mạng xã hội có thể phải gom tiền thuê bao nguyên chuyến bay để về nhà.

Theo Vi Nguyễn (Vnexpress)
SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỉ đồng, chủ động song hành trong hoạt động an sinh xã hội

SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỉ đồng, chủ động song hành trong hoạt động an sinh xã hội

Ngân hàng 18:03

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỉ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.

Sinh viên Hutech tham quan VWS

Sinh viên Hutech tham quan VWS

Nhịp sống 18:02

Sinh viên chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện Khoa học ứng dụng Hutech đã đến VWS tìm hiểu mô hình thu gom, xử lý và tái chế rác thải

SIKA Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng

SIKA Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng

Sản xuất - Kinh doanh 18:00

Vòng chung kết “Tranh tài Thợ Chuyên - Keo Chuẩn 2024” do Sika Việt Nam tổ chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân lực ngành xây dựng.

FE CREDIT - Top 5 Công ty Uy tín Ngành Tài chính 2024

FE CREDIT - Top 5 Công ty Uy tín Ngành Tài chính 2024

Doanh nghiệp 16:59

Vừa qua, Vietnam Report và Báo VietnamNet vừa tổ chức lễ vinh danh và FE CREDIT đã được vinh danh trong Top 5 và xếp vị trí dẫn đầu danh mục này.

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỉ đồng

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỉ đồng

Ngân hàng 16:58

Khép lại 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) lãi hơn 5.460 tỉ đồng, định giá thương hiệu tăng 8% lên 461 triệu USD.

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Ngân hàng 16:40

Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.

Nước mắm - bí quyết ‘gây thương nhớ’ của ẩm thực Việt

Nước mắm - bí quyết ‘gây thương nhớ’ của ẩm thực Việt

Thị trường 15:17

Bên cạnh nguyên liệu phong phú, cách chế biến tỉ mỉ, sức hấp dẫn ẩm thực Việt còn đến từ loại gia vị đặc biệt không thể thiếu làm nên sự hòa quyện của món ăn.