Bia Sài Gòn, nước cam Việt trong cửa hàng ở Triều Tiên
Người dân Bình Nhưỡng mua hàng hóa trong những ki-ốt nhỏ dọc đường, một số siêu thị mini. Bia Sài Gòn, bánh snack, nước ngọt Việt, hàng Mỹ, Nhật... cũng có mặt tại đây.
6 năm trước, trung tâm thương mại ở Triều Tiên có gì? Tháng 7/2013, phóng viên của AFP có dịp ghé thăm một trung tâm thương mại ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên và ghi lại những hình ảnh ít thấy về cảnh mua sắm tại nước này.
Trong những năm gần đây, thủ đô Bình Nhưỡng phát triển hơn trước rất nhiều. Một số siêu thị đã mọc lên, cung cấp những mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân, tuy nhiên những siêu thị này còn khá ít và phần lớn người dân vẫn thường mua hàng trong những ki-ốt nhỏ dọc đường, hoặc cửa hàng nhỏ. Trong ảnh là một ki-ốt bán nước ngọt có ga.
Các cửa hàng phổ biến ở Triều Tiên có diện tích khoảng 20 m2 với những tủ kính được đặt cạnh nhau với các sản phẩm khác nhau từ thịt cá, bánh mì đến bóp ví và cả nữ trang. Trong ảnh là tủ bày bán các loại bánh mì có giá dao động từ 55 won (đơn vị tiền tệ của Triều Tiên) khoảng 1.400 đồng. Tỷ giá quy đổi 1.000 won là khoảng 25.400 đồng.
Rất nhiều mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc. Một chiếc bóp như thế này có giá quy ra tiền Việt khoảng 125.000 đồng.
Nhiều mặt hàng bánh kẹo, chocolate thương hiệu Nhật Bản cũng xuất hiện tại đây.
Những trang sức bằng bạc như nhẫn, bông tai, dây chuyền có giá dao động từ 10.000 đến 45.000 won (khoảng 250.000 đến 1,15 triệu đồng).
Cũng trong cùng một cửa hàng với diện tích 20 m2 này, các sản phẩm đông lạnh được bày bán với nhiều loại như thịt nguội hiệu Xuân Mới (700 won), sườn bò đặc biệt (2.500 won), cá đông lạnh Dongtae (180 won), bánh bao nhân thịt (500 won), bánh bao nhân rau (400 won) và nhiều sản phẩm khác.
Cửa hàng bán món đá bào rưới si rô được các trẻ em yêu thích cũng xuất hiện trên đường phố Bình Nhưỡng.
Một cửa hàng lớn bán quần áo ở thủ đô Bình Nhưỡng có diện thích khoảng 50 m2 với nhiều mặt hàng như quần áo nam nữ, giày dép, đồ trang sức, đồ chơi trẻ em...
Quần áo được may và sản xuất trong nước, một số nhập khẩu từ Trung Quốc và nước ngoài. Những thương hiệu lớn của thế giới như Adidas, Nike (nhưng chưa rõ chất lượng sản phẩm) cũng xuất hiện.
Những đôi giày nữ được tầng lớp trung lưu ưa chuộng có giá bán 13.800 won (khoảng 350.000 đồng).
Những mặt hàng thú nhồi bông cũng rất đa dạng và phong phú mẫu mã, dao động khoảng từ 30.000 đến 200.000 đồng.
Chiếc nhẫn vàng trị giá 43.600 won (khoảng 1,1 triệu đồng), máy ảnh Nikon D3100 đời 2010 khá cũ cũng được bày bán tại cửa hàng.
Bên cạnh các sản phẩm ngoại nhập, Triều Tiên cũng có rất nhiều sản phẩm tự sản xuất như rau, củ quả, nhân sâm, rượu...
Bên cạnh những mặt hàng được sản xuất trong nước thì Triều Tiên còn có đầy đủ các loại ngoài nhập khác như nước Fanta, Sprite, bia Heineken, nước uống Nhật Bản, bia Sài Gòn, nước cam của Việt Nam...
Những mặt hàng mỹ phẩm cũng không thiếu, đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nhân sâm là mặt hàng người Triều Tiên tự hào nhất. Giá phân theo mức độ chất lượng của nhân sâm, dao động từ vài trăm USD đến cả chục nghìn USD.
Những cửa hàng bán lương thực thực phẩm thường mở cửa từ sáng sớm đến tận chiều tối, để thuận lợi cho người dân mua hàng sau khi tan sở làm.
Nhiều mặt hàng giải khát ngoại nhập được bày bán.
Tại các nhà hàng cũng có những tủ nhỏ bán nước giải khát các loại, nhưng giá thường đắt hơn khoảng 1 đến 2 USD .
Một quầy bán hàng nhỏ phục vụ khách du lịch khi dừng nghỉ chân trên đường với nhiều sản phẩm trong và ngoài nước, có cả bánh snack tẩm mực của Việt Nam.
Bia Sài Gòn cũng được bày bán trên đường lên núi Kumgang cho du khách khi dừng chân nghỉ mệt.
Người bán sử dụng máy tính để trao đổi với du khách vì khác biệt ngôn ngữ.
Sinh viên chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện Khoa học ứng dụng Hutech đã đến VWS tìm hiểu mô hình thu gom, xử lý và tái chế rác thải
Bên cạnh nguyên liệu phong phú, cách chế biến tỉ mỉ, sức hấp dẫn ẩm thực Việt còn đến từ loại gia vị đặc biệt không thể thiếu làm nên sự hòa quyện của món ăn.