Theo đó, Hiệp hội BĐS cho rằng tiền sử dụng đất hiện vẫn là gánh nặng của DN và hộ gia đình. Đối với DN BĐS, tiền sử dụng đất vẫn là “ẩn số” do nhà đầu tư không thể tiên lượng được trước khi quyết định đầu tư dự án; là gánh nặng vì nhà đầu tư gần như phải mua lại quyền sử dụng đất đến 2 lần và đẻ ra cơ chế “xin - cho” do phải qua quá trình thẩm định, xét duyệt rất nhiêu khê... Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi cách tính tiền sử dụng đất như là một sắc thuế khi chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, tiếp tục kiến nghị 5 vấn đề khó khăn của doanh nghiệp và ngành BĐS lên Chính phủ.
Đối với hộ gia đình, cá nhân tại TP HCM, sau khi áp dụng Luật Đất đai 2013 vào thực tế, có nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong các vị trí hẻm sâu đã phải nộp tiền sử dụng đất cao hơn các trường hợp đã được cấp sổ đỏ từ năm 2014 trở về trước. Nguyên nhân do quy định mức giá đất thấp nhất của địa phương ban hành không được thấp hơn mức giá đất tối thiểu theo khung giá đất của Chính phủ. Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét giao quyền cho UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định xây dựng bảng giá đất cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương thì hợp lý hơn.
Liên quan đến dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS và nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh BĐS, hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi quy định cho phép tổ chức tín dụng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn với tỉ lệ tối đa 50% và đề nghị vẫn xếp các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS vào nhóm tài sản có hệ số rủi ro 150% như hiện nay. Đồng thời, quy định thời điểm có hiệu lực vào năm 2017 để các bên có liên quan chủ động điều chỉnh hoạt động của mình thì hợp lý hơn và không gây sốc cho thị trường.