Công nghệ
20/07/2017 19:10

Thời của điện toán đám mây

Cản trở điện toán đám mây là tình trạng sử dụng phần mềm không bản quyền tràn lan và lo ngại về tính bảo mật

Tiếp sau các tập đoàn quốc tế hàng đầu như IBM, Google, Symantec..., Công ty FPT Telecom (Check) của Việt Nam và Internet Initiative Japan (IIJ, nhà cung cấp dịch vụ internet và các giải pháp mạng hàng đầu Nhật Bản) vào tháng 4 qua đã hợp tác cho ra mắt dịch vụ điện toán đám mây mang tên FPT HI GIO Cloud, dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tốp tăng trưởng của ASEAN

FPT Telecom cho hay FPT HI GIO Cloud sẽ cung cấp các dịch vụ điện toán thông qua một mạng ổn định. Dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng máy ảo thay vì bỏ tiền mua máy móc, thiết bị thật. Phát biểu với tạp chí Nikkei Asian Review, ông Ryo Matsumoto - Tổng Giám đốc IIJ Global Solutions Vietnam - tỏ ra tự tin: "Chúng tôi sẽ đón đầu nhu cầu về điện toán đám mây để dẫn đầu thị trường Việt Nam".

FPT HI GIO Cloud được kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 4.000 khách hàng doanh nghiệp trong vòng 1 năm. Khách hàng cá nhân cũng là mục tiêu quan trọng bởi 70% trong số hơn 90 triệu dân Việt Nam dự kiến tiếp cận internet vào năm 2020.

Trong khi đó, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới - như IBM, Google, Symantec, Amazon, Oracle và Microsoft - cũng triển khai "đám mây" của riêng họ tại Việt Nam, đồng thời mở các dịch vụ chung bằng cách bắt tay với các công ty viễn thông địa phương và sử dụng hạ tầng băng thông rộng di động.

Theo Chỉ số Sẵn sàng cho điện toán đám mây 2016 của Hiệp hội Điện toán đám mây châu Á, Việt Nam xếp thứ 14 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nếu chỉ tính trong khối ASEAN thì sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Một số liệu khác chứng tỏ tiềm năng phát triển của Việt Nam được TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Trường ĐH Quốc gia Singapore, đưa ra tại hội nghị "Cách mạng công nghiệp 4.0: Thúc đẩy chuyển đổi số với điện toán đám mây" tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 6. Đó là Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất trong khối ASEAN về khoản chi tiêu cho điện toán đám mây giai đoạn 2010-2016, cụ thể là tăng khoảng 64,4%/năm. Dù vậy, khoản chi tiêu này - khoảng 1,7 USD/người/năm - vẫn còn khiêm tốn so với các nước khu vực, cụ thể là ít hơn Singapore 107 lần, Malaysia (6,5 lần), Thái Lan (2,4 lần) và Philippines (1,2 lần).

Thời của điện toán đám mây - Ảnh 1.

Điện toán đám mây đang thúc đẩy thị trường trung tâm dữ liệu phát triển Ảnh: DNA

"Mỏ" trung tâm dữ liệu

Khảo sát mới nhất của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu chỉ ra trong 4 tháng đầu năm 2017, có 56% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng điện toán đám mây. Tỉ lệ sử dụng điện toán đám mây trong các doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên là 57%; doanh nghiệp có 51-100 nhân viên là 39%; doanh nghiệp 101-500 nhân viên là 73% và doanh nghiệp trên 500 nhân viên là 65%. Đặc biệt, trong nhóm các cơ quan nhà nước, có 55% đơn vị ứng dụng công nghệ hữu ích này. "Trở ngại đối với việc áp dụng điện toán đám mây tương tự nhau cả ở mảng doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, đó là tình trạng sử dụng phần mềm không bản quyền tràn lan, chưa nắm hết các ưu điểm của điện toán đám mây và lo ngại về tính bảo mật" - ông Khương đúc kết.

Sự bùng nổ của điện toán đám mây dẫn đến sự phát triển của thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á - dự kiến tiếp tục đà tăng trưởng nhanh vào khoảng 14%/năm trong vòng 4 năm tới, theo ước tính của Công ty Nghiên cứu thị trường Technavio (Anh). Các mảng thị trường chính trong khu vực - bao gồm hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ máy chủ và UPS (hệ thống nguồn cung cấp liên tục) - đều tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, như chuyên gia hàng đầu Technavio, ông Rohan Joy Thomas, đánh giá: "Nhu cầu tăng cao của các dịch vụ đám mây hiện là yếu tố then chốt thúc đẩy thị trường trung tâm dữ liệu trị giá gần 10 tỉ USD của khu vực".

Các chuyên gia công nghệ thông tin cũng liệt kê 8 nhà cung cấp trung tâm dữ liệu hàng đầu đang hoạt động ở Đông Nam Á, bao gồm Amazon Web Services (AWS, trực thuộc trang web mua sắm trực tuyến Amazon.com), Digital Realty Trust (Mỹ), Equinix (Mỹ), Google (Mỹ), Microsoft (Mỹ), NTT Communications (Nhật Bản), Singtel (Singapore) và Philippine Long Distance Telephone (Philippines).

VIỄN DƯƠNG
Bắt trend "mãi đỉnh”, J&T Express tung chương trình khuyến mãi khai xuân

Bắt trend "mãi đỉnh”, J&T Express tung chương trình khuyến mãi khai xuân

Thị trường 08:00

Mới đây, J&T Express đã phát hành 8386 voucher freeship như món quà tri ân gửi tới những các nhà bán nhân dịp đầu năm.

Nhiệt điện Vĩnh Tân sẵn sàng phát điện mùa khô 2025

Nhiệt điện Vĩnh Tân sẵn sàng phát điện mùa khô 2025

Doanh nghiệp 20:16

Ngày 12-02-2025, Đoàn công tác EVN đã đến thăm và làm việc tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân

Dai-ichi Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm trên 24.300 tỉ đồng

Dai-ichi Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm trên 24.300 tỉ đồng

Doanh nghiệp 20:15

Chào đón cột mốc 18 năm “Gắn bó dài lâu” tại Việt Nam, Dai-ichi Life Việt Nam ghi dấu với kết quả kinh doanh 2024 khả quan trong bối cảnh còn nhiều thách thức.

Sacombank tiếp tục chuyển mình theo xu thế số

Sacombank tiếp tục chuyển mình theo xu thế số

Ngân hàng 17:38

Sacombank đang sở hữu tệp khách hàng lên đến hơn 19 triệu, trong đó 62% là khách hàng số. Tỉ trọng giao dịch số của Sacombank chiếm 96% trên tổng giao dịch

FPT mở văn phòng thứ 4 tại Hàn Quốc

FPT mở văn phòng thứ 4 tại Hàn Quốc

Sản xuất - Kinh doanh 11:02

FPT tăng cường sự hiện diện tại một trong những trung tâm công nghệ năng động nhất Hàn Quốc, góp phần nâng cao năng lực vận hành và mở rộng tập khách hàng mới.

Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái

Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái

Ngân hàng 11:01

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hội tụ lại thành các liên kết mới hơn, rộng hơn và năng động hơn, tạo thành các hệ sinh thái lớn mạnh.

EVN vào tốp đầu về chuyển đổi số

EVN vào tốp đầu về chuyển đổi số

Doanh nghiệp 08:02

EVN là một trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt kết quả tốt nhất về chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2024