Chợ - Siêu thị
15/10/2016 11:02

Thanh tra toàn quốc để lật tẩy nước mắm trá hình

Nước mắm trá hình tung hoành vì... lỗ hổng pháp lý. Thanh tra chưa đủ, cần có quy chuẩn. Tướng công an đề nghị làm rõ.

“Sau khi một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về thực trạng “nước mắm trá hình”, “nước mắm công nghiệp”,… tung hoành, Bộ Y tế đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra nước mắm đóng chai trên toàn quốc”.

Ngày 14-10, trao đổi với Pháp Luật TP HCM, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết như trên.

Sẽ báo cáo Thủ tướng

Ông Phong cho biết sau khi có kết quả thanh tra sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ thông tin tới các cơ quan truyền thông.

Khi được hỏi có hay không thông tin năm ngoái các doanh nghiệp (DN) làm nước mắm công nghiệp có đề nghị liên bộ Y tế - NN&PTNT ban hành một quy chuẩn về nước mắm. Theo đó, trong nước mắm chỉ cần có “đạm lỏng” là đủ gọi là nước mắm, tức không cần có đạm có nguồn gốc xuất xứ từ đạm cá, hay đạm hình thành từ quá trình lên men tự nhiên với cá. Ông Phong trả lời: “Chưa từng nghe thông tin này”.

Chiều cùng ngày, qua trao đổi với ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, được biết thời gian qua Bộ Y tế nhận được nhiều phản ánh từ người tiêu dùng về tên gọi, nhãn mác, chất lượng, phụ gia sử dụng trong sản phẩm nước mắm, nước chấm đóng chai. Do vậy Bộ Y tế quyết định tiến hành thanh tra hai mặt hàng này.

Cụ thể, theo phản ánh của người dân, hiện nay trên thị trường có loại nước mắm không có thành phần cá mà chỉ có hương vị cá, khác hoàn toàn và không đúng với nước mắm truyền thống. Đó là chưa kể có nhiều loại phụ gia được sử dụng trong sản phẩm đang gây băn khoăn, lo lắng cho người tiêu dùng về độ an toàn.

“Đây là đợt thanh tra riêng về sản phẩm nước mắm, nước chấm đầu tiên trong vòng 10 năm trở lại đây. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra nhãn mác, chất lượng, phụ gia, hương liệu sử dụng trong nước mắm, các đoàn thanh tra sẽ lấy mẫu sản phẩm nước mắm để kiểm nghiệm chất lượng” - ông Chính nói.

Người tiêu dùng chọn mua nước mắm tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: HTD
Người tiêu dùng chọn mua nước mắm tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: HTD

Thanh tra chưa đủ, cần có quy chuẩn

Ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối thuộc Bộ NN&PTNT, cho rằng bên cạnh việc thanh tra thì điều quan trọng nhất để ngăn chặn tình trạng nước mắm trá hình là phải có bộ tiêu chuẩn cụ thể đối với nước mắm và quản lý chặt chẽ dựa trên các quy chuẩn, tiêu chí.

Ví dụ quy định rõ thế nào là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp; nước mắm, nước chấm muốn lưu hành trên thị trường phải được dán nhãn mác chi tiết như thế nào, độ đạm bao nhiêu phần trăm… Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần phải sửa Thông tư 26/2008 của Bộ Y tế để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

“Không thể để tình trạng như hiện nay mỗi DN làm một kiểu khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, khó nhận biết sản phẩm nào là đảm bảo chất lượng. Bởi khi đã có tiêu chuẩn thì buộc tất cả DN phải làm ăn một cách rạch ròi, minh bạch theo đúng bộ quy chuẩn. Từ đây sẽ bịt được lỗ hổng trong quản lý, nếu không thì thị trường nước nắm sẽ ngày càng bát nháo” - ông Bảnh nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù không định nghĩa, không phân chia rõ nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp nhưng trong bản dự thảo quy chuẩn kỹ thuật nước mắm mới nhất (năm 2015) của Bộ Y tế cũng đã đề cập đến hai loại này.

Chẳng hạn trong phần chỉ tiêu hóa lý, Bộ đưa ra chỉ tiêu pH với “sản phẩm truyền thống” là 5,0 đến 6,5; trong khi “sản phẩm sử dụng các thành phần để hỗ trợ quá trình lên men” thì không thấp hơn 4,5.

Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, khó mà phân biệt được đâu là sản phẩm truyền thống lên men tự nhiên và đâu là sản phẩm có “hỗ trợ”. Thế nhưng Bộ Y tế không đề cập đến việc ghi nhãn sản phẩm như thế nào để người tiêu dùng nhận biết hai loại sản phẩm như trên.

Luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM, cho rằng cần có quy định DN phải ghi rõ độ đạm trên nhãn. Người tiêu dùng lâu nay vẫn nhận biết hạng nước mắm theo độ đạm.

“Nếu anh mua nước mắm cốt về pha loãng ra để bán, đương nhiên độ đạm sẽ thấp, có thể trên dưới 10 độ đạm. Cứ ghi rõ độ đạm, người tiêu dùng sẽ hiểu mức độ loãng của nước mắm” - bà Thu đề nghị.

Ngăn chặn làm ăn gian dối

trên các nhãn mác của một số loại nước mắm công nghiệp có ghi các thành phần, độ đạm và độ mặn. Nhưng chất lượng có như ghi trên nhãn hay không thì cần phải được kiểm tra, kiểm nghiệm mới biết.

Bởi thực tế không ít cơ sở mua nước mắm trôi nổi về pha thêm với nước lã, muối, đường hóa học, màu, đạm, bột ngọt, chất bảo quản… rồi đóng chai, dán nhãn đạm cao tung ra thị trường bán. Điều này khiến người tiêu dùng thiệt thòi.

Vấn đề là các cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt. Nếu phát hiện vi phạm, gây nhầm lẫn, nguy hại cho người tiêu dùng thì phải xử lý mạnh tay, kể cả buộc phải đóng cửa DN. Có như vậy mới chặn được tình trạng làm an gian dối.

Ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, Bộ NN&PTNT

Cung cấp thông tin trung thực

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Chất lượng sản phầm hàng hóa về quyền của người tiêu dùng là được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa. Mặt khác, việc được biết thông tin đầy đủ khi mua sắm, tiêu dùng là vô cùng quan trọng bởi nó góp phần trong việc đưa ra quyết định mua sắm, tiêu dùng của người tiêu dùng.

Nên dù pháp luật không bắt buộc phải công khai một số thông tin về sản phẩm thì DN cũng cần chủ động cung cấp các thông tin về sản phẩm của mình một cách công khai, minh bạch, tránh tình trạng lập lờ đánh đố người tiêu dùng. Còn nếu DN viện vào lý do pháp luật không bắt buộc nên từ chối cung cấp thông tin thì chính DN có thể bị thiệt hại uy tín nếu người tiêu dùng nghi ngờ về tính minh bạch về chất lượng của sản phẩm.

Theo tôi, những thông tin về chất lượng sản phẩm như hàm lượng, tỉ lệ… trong nước mắm hay nước chấm thì không thể xem là bí mật kinh doanh.

Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh

Tướng công an đề nghị làm rõ

Ngày 14-10, tại lễ ký kết quy chế phối hợp giữa Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế và Cục CSĐT tội phạm về môi trường thuộc Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an, cho biết: Thời gian qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về vấn đề “nước mắm công nghiệp”. Đặc biệt là tình trạng nhập nhèm giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống khiến người tiêu dùng khó phân biệt.

Từ đó Thiếu tướng Hòa đề nghị Bộ Y tế cần thanh tra, kiểm tra nắm tình hình và thông tin tới người tiêu dùng được rõ.

Theo QUỲNH NHƯ - ĐẶNG TRUNG - HƯƠNG GIANG (Pháp Luật TP)
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.