VnMoney
27/11/2021 09:59

Thanh toán điện tử lên ngôi trong mùa Covid-19

(NLĐO) - Trong bối cảnh kỷ nguyên số 4.0, các hình thức giao dịch điện tử được xem là bước đột phá về công nghệ, giúp khách hàng tham gia các dịch vụ tài chính không giới hạn không gian và thời gian.

Niềm vui của cô gái 19 tuổi ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã bất ngờ trúng thưởng 1 tỉ đồng khi tham gia mở thẻ thuộc chương trình khuyến mại "Mở tài khoản trực tuyến - Siêu ưu đãi có 1-0-2" tại Vietcombank - chi nhánh Nam Định là một trong minh chứng rõ nét cho lợi ích mà khách hàng nhận được từ giao dịch điện tử.

Đặc biệt trong 2 năm qua, dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới, gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và tác động tiêu cực đến đời sống của người dân nhưng đó lại là cú huých thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bùng nổ.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 4-2021, cả nước có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng; 31,2% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng; 123,1% về giá trị; giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng; 181,5% về giá trị.

Kết quả khảo sát thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa cũng chỉ ra, tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam trên thẻ tín dụng và ghi nợ Visa trong quý I năm 2021 tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ giao dịch không tiếp xúc trên tổng số giao dịch trực tiếp của thẻ Visa tăng 230% so với cùng kỳ. Tỉ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trong giai đoạn quý I năm 2021 tăng 5,5 lần so với quý IV năm 2020.

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng qua tần suất sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR, trong đó thanh toán thẻ không tiếp xúc phổ biến nhất trong danh mục thực phẩm và ăn uống, với 67% người tiêu dùng tăng cường sử dụng phương thức này trong năm 2020. Thanh toán qua mã QR cũng đã tăng vọt trong đại dịch, đặc biệt trong các giao dịch hằng ngày như thanh toán hóa đơn (71%), mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (58%) và tại siêu thị (57%).

Với vị thế một ngân hàng tiên phong phát triển những sản phẩm hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Vietcombank đã sớm triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ưu việt, tích hợp nhiều tính năng thanh toán, nhằm giảm tải giao dịch tiền mặt tại quầy và hướng người dân thay đổi dần thói quen mua sắm truyền thống.

Về mảng dịch vụ thanh toán điện tử, Vietcombank cung cấp cho khách hàng cá nhân các hình thức dịch vụ như: Ngân hàng số VCB Digibank, VCBPAY, thanh toán thẻ nội địa/quốc tế, cổng dịch vụ công quốc gia trực tuyến, kết nối với các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử, Napas, Vnpay… Hiện nay, trong số 20 triệu khách hàng cá nhân của Vietcombank, khoảng 6 triệu khách hàng đã sử dụng dịch vụ VCB Digibank để giao dịch 24/7.

Thanh toán điện tử lên ngôi trong mùa Covid-19 - Ảnh 1.

Vietcombank ra mắt chương trình khách hàng thân thiết VCB Rewards

Trước đây, dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank được phát triển trên 2 nền tảng dịch vụ Internet banking và Mobile banking. Tháng 7-2020, Vietcombank cho ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến, thay thế các dịch vụ Internet banking và Mobile banking, tạo đột phá mới trong lĩnh vực thanh toán.

Với ứng dụng này, ngoài các chức năng cơ bản như chuyển khoản, truy vấn thông tin tài khoản/thẻ, tra cứu thông tin tỉ giá, lãi suất, nhận thông báo OTT… người dùng còn có thể trải nghiệm các tiện ích khác như thanh toán hóa đơn điện, nước, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, tàu xe, quét mã VNPAY-QR, thanh toán phí bảo hiểm, viện phí… Các giao dịch này đều được bảo đảm an toàn và bảo mật cao với các phương thức xác thực giao dịch cũng đa dạng.

Bên cạnh đó, người dùng có thể mở tài khoản trực tuyến xác thực bằng eKYC cho phép mở trọn gói tài khoản, thẻ, ngân hàng số… ngay trên điện thoại chỉ trong 1 phút.

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư tại Việt Nam, Vietcombank đã chính thức ra mắt Chương trình Khách hàng thân thiết - VCB Rewards để gia tăng tiện ích cho khách hàng trong hoàn cảnh nền kinh tế và xã hội gặp nhiều biến động từ dịch bệnh.

Cụ thể, chương trình VCB Rewards tự động áp dụng với các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank của Vietcombank. Khi tham gia VCB Rewards, khách hàng sẽ được tích điểm cho các giao dịch chi tiêu thẻ và các giao dịch trên ngân hàng số VCB Digibank. Mỗi điểm VCB Rewards tích lũy tương đương với 1 VND. Số điểm tích lũy thành công được sử dụng để đổi quà, mua sắm hàng hóa trên VCB Digibank và một số giao dịch khác.

Sau khi tham gia chương trình, khách hàng có thể bắt đầu tích điểm ngay bằng cách thanh toán thẻ hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn, mua sắm, thanh toán bằng mã QR... trên VCB Digibank.

Toàn bộ quá trình tích điểm và đổi quà được lưu trữ, cập nhật tự động trên VCB Digibank, khách hàng có thể tra cứu lịch sử tích điểm và đổi quà của mình bất cứ lúc nào.

Chị Phương Anh - một khách hàng của Vietcombank thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank - nhận xét hình thức giao này rất hữu ích vì trong bối cảnh cả nước trải qua mấy đợt giãn cách xã hội, giao dịch trực tuyến đã giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

"Là một người thường xuyên mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, tôi rất vui khi trở thành hội viên VCB Rewards vì có thể tích điểm với các giao dịch chi tiêu thẻ của Vietcombank" - chị Phương Anh bộc bạch.

Có thể thấy trong hoàn cảnh dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc người dân chuyển dần sang thanh toán điện tử để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với dịch bệnh không chỉ là một phương thức tiêu dùng thông minh mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số, phù hợp với chủ trương của Nhà nước.

Thy Nga
Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Ngân hàng 17:31

Tết này, ghé Highland nhận ngay lì xì “khủng” từ NAPAS với chương trình "Săn Vàng Highlands - 100% Trúng Lì Xì".

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Ngân hàng 17:30

Mô hình kinh doanh hệ sinh thái như 1 giải pháp toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho cổ đông, đối tác kinh doanh

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

Tiêu dùng 16:14

Từ ngày 24-1-2025 (25 tháng Chạp) đến 2-2-2025 (Mùng 5 Tết), hệ thống Trung tâm Bách hóa Tổng hợp & Siêu thị AEON toàn quốc sẽ tăng giờ hoạt động.

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp năm 2025

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

Ngân hàng 15:37

Năm 2024, ACB tập trung thực hiện chiến lược gia tăng quy mô và thị phần, tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng mạnh trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

Ngân hàng 15:36

Vẫn là những chủ đề quen thuộc về ngày Tết nhưng iTVC của Nam A Bank đã truyền tải câu chuyện mới mẻ chạm đến cảm xúc người xem.