VnMoney
05/05/2020 14:45

Bơm tiền nhiều nhưng vẫn thiếu tiền - Điều gì đang xảy ra?

Tiền từ siêu nới lỏng định lượng, các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế là “bao la”, nhưng nhiều doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư (NĐT), cá nhân… vẫn đều than thiếu tiền...

Cho đến nay, tổng số tiền thông qua các gói kích thích, cứu trợ của nhiều quốc gia trên toàn cầu (đã thực hiện và cả cam kết) đã lên tới hàng chục ngàn tỷ USD nhằm giải cứu kinh tế thế giới khỏi nguy cơ suy thoái vì dịch COVID-19. Bên cạnh đó còn hàng loạt biện pháp bổ sung thông qua chính sách tiền tệ, tài khóa khác mà tổng số lượng của nó lớn gấp nhiều lần các đợt giải cứu kinh tế trong các cuộc khủng hoảng trước đây.

Bơm tiền nhiều nhưng vẫn thiếu tiền - Điều gì đang xảy ra? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành gói cứu trợ trị giá 484 tỷ USD, nâng tổng số tiền cứu trợ, kích thích kinh tế lên gần 3.000 tỷ USD.

Chủ yếu dành tiền trả nợ

Số liệu từ Viện Tài chính quốc tế (IIF) và Bloomberg cho biết nợ toàn thế giới đã lên tới 260 ngàn tỷ USD. Con số này gấp đôi 20 năm trước và có tốc độ tăng ngày càng nhanh. Lý do các NHTW, Chính phủ các nước cần tiền để giải cứu thế giới bằng các cách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất, bơm tiền, cho vay các loại…nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư. Nhưng điều này khiến Chính phủ, doanh nghiệp đến người dân đều bị mắc nợ. Khủng hoảng dịch bệnh đã làm nhiều người mới thấy rằng họ không giàu như họ nghĩ. Nhiều tài sản của họ như xe, nhà, cổ phần…đều được tài trợ bởi…nợ vay.

Đã có nhiều câu chuyện nhiều người trong giai đoạn dịch bệnh bất ngờ đã không có thu nhập hoặc có rất ít, không đủ trả nợ ngân hàng, phải chuyển sang ở nhà thuê và buộc phải bán nhà, bán xe và các tài sản khác hòng trả được nợ. Số liệu từ các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hơn một tháng qua cho thấy tỷ lệ bán giải chấp các tài sản thế chấp bất động sản, xe cộ... tăng vọt.

Trong tổng số nợ 260 ngàn tỷ USD nói trên, thì đáng lo nhất là nợ công, nợ của các doanh nghiệp phi tài chính và nợ hộ gia đình tăng rất nhanh. Theo Bloomberg và nguồn từ các NHTW như FED, ECB, BoJ thì trong 20 năm qua, nợ công của Mỹ, Châu Âu và Nhật tăng gấp 4-5 lần. Còn nợ của hộ gia đình kể từ trước khủng hoảng 2008 đến nay tăng thêm hơn 30%, trong khi nợ của các doanh nghiệp phi tài chính tăng gần gấp đôi. Nhưng nợ của các doanh nghiệp tài chính chỉ tăng khoảng 10% kể từ sau khủng hoảng 2008. Với cơ cấu và tốc độ tăng nợ này thì nhóm dễ bị tổn thương nhất lại có tốc độ tăng nợ cao nhất.

Như vậy, lượng tiền mới trong các gói khích thích sẽ được dành phần lớn để…trả nợ trước tiên. Các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần phải trả nợ, trang trải các chi phí để tồn tại, tránh bị phá sản... Tại Việt Nam cũng xuất hiện tình trạng này. Số liệu của các cơ quan chức năng cho thấy kết thúc quý 1/2020, tín dụng chỉ tăng trưởng 1,3% so với cùng năm trước nhưng đến gần kết thúc tháng 4 thì tín dụng lại tăng trưởng âm khoảng 0,5% - phản ánh rõ cầu tín dụng thấp và các thành phần trong nền kinh tế đang tập trung trả nợ hoặc chỉ cố gắng duy trì.

Tiền không chảy mạnh vào nền kinh tế

Các tài sản đầu cơ lại hút được dòng tiền mạnh nhất ngay sau khi FED và các NHTW khác công bố các gói kích cầu. Chứng khoán toàn cầu tăng "như chưa bao giờ được tăng". Nhiều thị trường lấy lại phần lớn những gì đã mất và bước vào chu kỳ tăng mạnh. Và chứng khoán Việt Nam cũng tăng như vũ bão trong hơn 1 tháng qua nhưng trừ NĐT cá nhân mua ròng, còn NĐT ngoại bán ròng trong 4 tháng đầu năm với mức cao nhất lịch sử thị trường. Theo sau là các NĐT tổ chức trong nước, các công ty chứng khoán. Trong 4 nhóm NĐT thì 3 nhóm lớn nhất rất kiên định bán ra. Theo đó, xu hướng tăng sẽ khó duy trì lâu.

Các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ như thế, nhưng mức độ phòng thủ quá cao, tâm lý đầu cơ trong bối cảnh dịch bệnh đã không làm tiền chảy mạnh được vào nền kinh tế, gây ra nhiều hệ lụy như GDP quý I/2020 của Trung Quốc giảm 6,8% so với cùng kỳ và là lần đầu tiên nước này có quý tăng trưởng âm kể từ năm 1992. GDP quý 1 của Mỹ cũng âm 4,8%; Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng vọt với hơn 30 triệu người phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Số lượng công ty phá sản tăng theo cấp số nhân ở cấp độ toàn cầu và giá dầu giao sau tháng 5 rớt về mức âm lần đầu tiên trong lịch sử bất chấp OPEC+ nỗ lực cắt giảm. Điều này cho thấy kinh tế yếu kém dẫn đến nhu cầu năng lượng giảm nhanh hơn cả giảm sản lượng.

Nên ứng phó thế nào?

Để tránh vỡ nợ lúc này, điều đầu tiên cần xác định tương đối tổng nợ của từng thành phần kinh tế hiện nay, sau đó mới lên kế hoạch giãn nợ, tạm ngưng trả nợ, giảm lãi hoặc có thể miễn một khoảng thời gian đến khi doanh nghiệp, người dân bắt đầu làm việc có lãi trở lại (NHTM phải kiểm soát được dòng tiền) dưới sự điều tiết của Chính phủ và NHTW kèm các biện pháp phối hợp giúp doanh nghiệp tồn tại được giai đoạn này. Có như thế khi nỗi lo nợ nần tạm lắng, "có thực thì đạo mới vực được".

Tiếp đó tính toán số tiền thông qua các gói kích cầu, nới lỏng định lượng... cho phù hợp. Như vậy hiệu quả vừa cao hơn mà còn "tính đường lùi" khi mà kinh tế tăng trưởng tốt trở lại có thể hút bớt về giảm nợ, tránh lạm phát quá mức cũng như duy trì việc kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Khi đó, các thành phần kinh tế sẽ cùng nhau lao động, hoạt động kinh doanh, tiêu dùng.

Ngoài ra cũng phải tránh dòng tiền đổ vào các tài sản rủi ro như vàng, bất động sản, chứng khoán... mang yếu tố đầu cơ bởi sẽ không tập trung được tiền vào nền kinh tế. Cần phải định hướng cho dòng tiền chảy đúng vào những ngành nghề, lĩnh vực mang lại giá trị bền vững cho kinh tế quốc gia.


Theo Diễn đàn doanh nghiệp
từ khóa :
Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hoạt động cộng đồng 21:35

Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc và truyền thống hơn 60 năm xây dựng, phát triển, toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank sẵn sàng chung tay cùng các cấp chính quyền và địa phương hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, tái thiết cuộc sống.

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Hoạt động cộng đồng 21:32

Ngày 12-9-2024, công ty TNHH AKUMA BEAUTY VIỆT NAM - thương hiệu sáp vuốt tóc hàng đầu tại Việt Nam, đã phối hợp cùng cộng đồng Barbershop (thợ cắt tóc nam) Việt Nam tổ chức chương trình thiện nguyện hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3, Yagi.

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Hoạt động cộng đồng 21:32

Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, Nam A Bank đã kịp thời ủng hộ 2,5 tỉ đồng góp phần chia sẻ khó khăn cùng đồng bào miền Bắc vượt qua siêu bão Yagi, sớm ổn định cuộc sống.

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Nhịp sống 16:43

Chia sẻ khó khăn và mất mát của người dân miền Bắc vùng bão lũ, ngay lập tức, toàn hệ thống Vietjet chung tay quyên góp với tinh thần“tương thân, tương ái.

Sanvinest Khánh Hòa vinh dự nhận giải ASEAN-OSHNET

Sanvinest Khánh Hòa vinh dự nhận giải ASEAN-OSHNET

Doanh nghiệp 16:41

Sanvinest Khánh Hòa tự hào là 1 trong 2 doanh nghiệp Việt Nam nhận giải thưởng ASEAN về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - ASEAN-OSHNET

Eximbank chung tay ngành ngân hàng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Eximbank chung tay ngành ngân hàng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hoạt động cộng đồng 14:22

(NLĐO) - Ngân hàng này đã đóng góp 2 tỉ đồng nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão số 3 vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

Con người là cốt lõi cho mục tiêu tăng trưởng hiệu quả - an toàn - bền vững của Vietbank

Con người là cốt lõi cho mục tiêu tăng trưởng hiệu quả - an toàn - bền vững của Vietbank

Ngân hàng 09:39

Yếu tố “con người” được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) triển khai qua 3 mũi nhọn chiến lược: Nhân sự - Khách hàng - Cổ đông.