Việc còn lại thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn là chuyện thường gặp trong mỗi gia đình. Tuy nhiên làm thế nào để có thể tái sử dụng lại thức ăn thừa mà không khiến thức ăn biến chất, không gây hại cho sức khỏe là điều nhiều người quan tâm. Ảnh: pconline. Cách tốt nhất nên tính toán sao cho khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn để tránh dư thừa vừa mất công bảo quản, vừa giảm hương vị của món ăn và giảm nguy cơ gây hại đối với sức khỏe. Ảnh: diyitui.
Việc còn lại thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn là chuyện thường gặp trong mỗi gia đình. Tuy nhiên làm thế nào để có thể tái sử dụng lại thức ăn thừa mà không khiến thức ăn biến chất, không gây hại cho sức khỏe là điều nhiều người quan tâm. Ảnh: pconline.
Đối với các loại thức ăn thừa trên mâm, thịt thừa nên giữ lại, rau thừa thì nên bỏ. Rau thừa để lại sẽ sản sinh ra lượng nitrite lớn gây hại với dạ dày. Chất nitrite kết hợp với protein có trong dạ dày sẽ sản sinh ra nitrosamine gây ung thư. Ảnh: vcg.
Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng như canxi, sắt, các khoáng chất khác, các loại vitamin có trong đồ ăn chay rất dễ bị hỏng do nhiệt hoặc tan trong nước. Vì thế, nếu hâm nóng lại rất dễ bị mất dinh dưỡng hoặc bị biến chất. Ảnh: cnfoodnet.
Làm thế nào để bảo quản thức ăn thừa được an toàn và đảm bảo. Thức ăn thừa để qua đêm cần cho vào hộp thủy tinh đậy kín bảo quản trong tủ lạnh đạt nhiệt độ chuẩn. Ảnh: quanjing.
Cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên phải đợi thức ăn thật nguội mới bọc kín cho vào tủ lạnh để tránh hơi nước ngưng tụ, tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Sau khi bọc kín cần cho ngay vào tủ lạnh cho dù mùa Đông cũng không nên để thức ăn ở ngoài lâu. Ảnh: Sohu.
Phân loại thức ăn thừa để bảo quản, không nên đổ lẫn vào bởi mỗi một thức ăn đều có tính chất, thành phần dinh dưỡng và thời gian bảo quản khác nhau vì thế không nên trộn lẫn thức ăn thừa vào một hộp để tránh lây chéo vi khuẩn. Sau khi phân loại các thức ăn thừa cũng cho riêng ra từng hộp đậy kín cho vào tủ lạnh bảo quản. Ảnh: hc360.