14/11/2018 10:01

Vì sao giá ôtô sản xuất trong nước vẫn cao hơn xe nhập khẩu từ ASEAN?

Tỷ lệ nội địa hóa thấp, chi phí sản xuất cao hơn xe nhập khẩu 10-20% , khiến giá xe trong nước khó có thể giảm để cạnh tranh với xe nhập khẩu từ ASEAN.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng 30 năm. Thái Lan, Indonesia, Malaysia phát triển công nghiệp ô tô từ năm 1960 trong khi tại Việt Nam đến năm 1991 ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời. Bởi vậy, khi Việt Nam mới bước những bước đầu tiên trong ngành thì công nghiệp ô tô tại các nước khác đã rất phát triển, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đe dọa nền sản xuất trong nước.

Các nước như Thái Lan, Indonesia hay Trung Quốc, với lợi thế là những nước đi trước, công nghệ và lao động phát triển ở trình độ cao hơn, tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô khiến chi phí sản xuất thấp hơn thì việc họ thành công chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong điều kiện thương mại tự do là điều dễ hiểu.

Vì sao giá ôtô sản xuất trong nước vẫn cao hơn xe nhập khẩu từ ASEAN? - Ảnh 1.

Ông Shinjiro Kajikawa - Phó Giám đốc Giám đốc Khối Hoạch định chiến lược Toyota Việt Nam


Theo ông Shinjiro Kajikawa - Phó Giám đốc Giám đốc Khối Hoạch định chiến lược Toyota Việt Nam, hiện tại quy mô thị trường Việt Nam vẫn nhỏ, năm 2017 chỉ khoảng 300.000 xe và tỷ lệ nội địa hoá thấp nên chi phí sản xuất xe ở Việt Nam đang cao hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN khoảng từ 10-20% (tính cả chi phí vận chuyển của cho giá xe nhập khẩu vào Việt Nam).

Cụ thể, hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm xe du lịch tại Việt Nam chỉ khoảng 10%, trong khi tại Thái Lan là 85%, Indonesia 80%, Malaysia 75.

“Do sản lượng thấp nên nếu Việt Nam có nội địa hóa các linh kiện thì giá thành cũng sẽ không rẻ hơn so với nhập khẩu linh kiện. Kết quả là, sản xuất xe trong nước sẽ có giá thành cao, bởi vì các doanh nghiệp phải dựa vào linh kiện nhập khẩu từ các nước Asean, phải trả chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu cho các linh kiện nhập khẩu này” – ông Shinjiro Kajikawa phân tích.

Vì sao giá ôtô sản xuất trong nước vẫn cao hơn xe nhập khẩu từ ASEAN? - Ảnh 2.

Bảng phân tích tỷ lệ chí phí theo số lượng sản phẩm. (Nguồn: Toyota Việt Nam).


Cũng theo ông Shinjiro Kajikawa, chỉ khi quy mô thị trường lớn, lượng linh kiện sản xuất càng nhiều thì mới hy vọng chí phí giảm từ đó giá xe mới có thể giảm theo. Ví dụ: Nếu sản lượng là 40.000 xe/năm, chi phí cắt giảm được là 48 USD cho 1 bộ linh kiện, mỗi năm tiết kiệm được 1,9 triệu USD nhưng chưa đạt được mục tiêu thu hồi vốn sớm. Trong khi với sản lượng 60.000 xe/năm thì chi phí cắt giảm được là 64 USD cho 1 bộ linh kiện mỗi năm tiết kiệm được 3,8 triệu USD, như vậy có thể thu hồi vốn trong vòng 4 năm.

Cùng quan điểm đó, ông Lương Đức Toàn, Phó trưởng Phòng Công nghiệp chế biến, chế tạo (Cục Công nghiệp - Bộ Công thương) cho biết, dung lượng thị trường nội địa hạn chế, thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận các chuỗi sản xuất ô tô ở nước ngoài.

Vì sao giá ôtô sản xuất trong nước vẫn cao hơn xe nhập khẩu từ ASEAN? - Ảnh 3.

Hiện tại, dung lượng thị trường nội địa hạn chế, thị trường nhỏ, tỷ lệ nội địa hóa thấp nên chi phí sản xuất xe ở Việt Nam vẫn cao.


“Cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô... Tỷ lệ này là quá thấp so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan về sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô” – ông Toàn nhận định.

Vì vậy, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt thấp, đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Vì sao giá ôtô sản xuất trong nước vẫn cao hơn xe nhập khẩu từ ASEAN? - Ảnh 4.

Giá trị linh kiện ô tô nhập khẩu qua các năm từ 2014 - 2017.


“Phụ tùng, linh kiện chủ yếu được sản xuất và nhập khẩu từ doanh nghiệp FDI, tỷ lệ đặt hàng phụ tùng linh kiện từ doanh nghiệp nội địa cung cấp rất thấp. Trong số các doanh nghiệp cung cấp hiện có, hơn 90% là doanh nghiệp FDI, chỉ có số ít doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam” – ông Lương Đức Toàn cho biết.

Theo Gia Linh (VOV)

Viết bình luận

“F2C” giúp Lamer Fashion “vươn mình” một cách dễ dàng
18/3/2023 548 1k
Nguy cơ từ suy thoái kinh tế đang là vấn đề quan tâm của hầu hết doanh nghiệp thời trang nói chung, Lamer Fashion nói riêng. Tuy nhiên, với mô hình F2C được nhãn hàng tạo dựng từ sớm và vẫn đang tập trung phát huy đã giúp cho Lamer Fashion tạo ra những sức mạnh bền bỉ ở giai đoạn này.
The Sea Class tạo khác biệt với chuỗi tiện ích đêm đầu tiên tại Hồ Tràm
17/3/2023 548 1k
Với việc khai thác tốt lợi thế sẵn có về tự nhiên, nguồn lực giúp The Sea Class trở thành điểm đầu tư lý tưởng tại "thủ phủ du lịch" Hồ Tràm, góp phần nâng tầm chất lượng giá trị sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng trong tình hình quỹ đất phát triển du lịch tại đây ngày càng khan hiếm.
HỌC TRUNG CẤP NGHỀ – LỰA CHỌN ĐỂ THÀNH CÔNG Ở TUỔI 18?
16/3/2023 548 1k
Quyết định tiếp tục theo Trung học phổ thông (THPT) hay “bẻ lái” sang học trung cấp nghề cũng là vấn đề làm cho phụ huynh, học sinh có nhiều băn khoăn, trăn trở, nhất là trong thời điểm việc học trung cấp không còn là vấn đề quá xa lạ đối với nhiều người.
Nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa các bệnh lý hô hấp
16/3/2023 548 1k
Ho, đờm, khò khè, khó thở là những triệu chứng hô hấp phổ biến và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau. Nếu chẩn đoán chậm có thể khiến nhiều người bỏ qua "giai đoạn vàng" trong điều trị.
Du lịch Team Building và du lịch MICE trên đà phát triển

Du lịch Team Building và du lịch MICE trên đà phát triển

Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đề ra mục tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế và khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt.