Theo đó, châu Á - Thái Bình Dương đã rớt xuống dưới mốc lạc quan 60 điểm về mức trung lập, với 12 trong số 17 quốc gia ghi nhận sự suy giảm về niềm tin. Tâm lý lo ngại trên thị trường chứng khoán là nhân tố chính của sự giảm sút niềm tin này, nhân tố tiếp theo chính là triển vọng về tình hình việc làm. Chịu sự suy giảm niềm tin nhiều nhất là Sri Lanka, kế tiếp là Singapore và Đài Loan. Trái lại, Myanmar, Việt Nam và Ấn Độ lại cực kỳ lạc quan về triển vọng thị trường trong vòng 6 tháng tới. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt 94,2 điểm, tăng 7,3 điểm, cao thứ 2 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Myanmar với 95,7 điểm.
Tại Myanmar và Việt Nam, tâm lý lạc quan này được hỗ trợ bởi những cải thiện lớn trên thị trường chứng khoán, tăng 21,6 điểm và 17,3 điểm tương ứng tại mỗi quốc gia. Niềm tin người tiêu dùng tại Ấn Độ vẫn ổn định với 90,2 điểm khi người tiêu dùng vẫn duy trì mức độ lạc quan rất cao.
Khảo sát thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12-2015, với 8.779 người trong độ tuổi từ 18 đến 64 tại 17 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. 5 nhân tố khảo sát gồm: nền kinh tế, triển vọng việc làm, triển vọng thu nhập thường xuyên, thị trường chứng khoán và chất lượng cuộc sống.
B.Lộc