Đây là một con số đáng lo ngại đối với các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi đến trường.
Nỗi “ám ảnh” học đường
Nhiều người nhầm tưởng, chỉ có khu vực vùng sâu, vùng xa thiếu điều kiện vật chất mới gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thậm chí ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... nhiều trường cũng rơi vào tình trạng thiếu nhà vệ sinh (NVS). Hơn nữa, trong số những NVS hiện có, rất nhiều NVS không bảo đảm điều kiện sạch khuẩn, bốc mùi hôi thối, nhất là vào giờ cao điểm (giờ học sinh ra chơi).
Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của học sinh. Bởi, NVS nếu không được khử khuẩn thường xuyên sẽ chính là nơi tích trữ nhiều mầm bệnh. Từ bồn cầu, virus và vi khuẩn lan truyền qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp, qua nước, qua những vật dụng xung quanh và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Công trình nhà vệ sinh trường học mà Vim đã xây dựng
Vẫn là “tiêu chuẩn ngoài lề”...
Khi cân nhắc chọn trường cho con, phụ huynh thường có xu hướng chọn trường có danh tiếng, có cơ sở vật chất cao cấp, thuận tiện đưa đón,... mà ít chú ý đến yếu tố NVS của trường như thế nào, mặc dù nhu cầu sử dụng NVS là một nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Tâm lý đó xuất hiện cả trong tư tưởng của ban lãnh đạo. Vì thế khi xây dựng trường, đa phần các địa phương chỉ chú ý đến phòng học, phòng chức năng chứ ít khi quan tâm đến NVS. Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận không nhỏ học sinh còn kém, sau khi đi vệ sinh, các em chỉ dội nước qua loa nên gây ra mùi hôi. Không những vậy, để tiết kiệm chi phí, nhiều trường chỉ tuyển vài ba nhân viên vệ sinh, do vậy những người này không kham hết công việc.
Theo quy định của Bộ Y tế về vệ sinh trường học, bình quân từ 100-200 học sinh (HS) trong một ca học phải có 1 hố tiêu. Với các trường tổ chức bán trú, nội trú bảo đảm bình quân 25 HS có 1 hố tiêu. Tuy nhiên, trong quy định về trường chuẩn quốc gia của bộ không hề nhắc đến NVS trường học. Hiệu trưởng một trường tiểu học nói: “Nếu tiêu chí về cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia, ngoài việc quy định về diện tích/HS, sân chơi bãi tập... mà thêm NVS và nước sạch đúng theo quy định của Bộ Y tế thì khi đầu tư xây dựng trường, chính quyền địa phương sẽ chú ý đến hạng mục này”.
Do đó, dù NVS trường học được lồng ghép trong những chương trình, phong trào khác như đã nói trên nhưng rõ ràng vệ sinh học đường vẫn bị coi là... công trình phụ cả ở nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cũng bởi lý do đó, các em HS vẫn phải ngày ngày đối mặt với cảnh tượng NVS bẩn, bốc mùi, khiến các em thà nhịn cho đến khi về nhà chứ không dám đi vệ sinh trong trường.
Những nỗ lực ở thời điểm hiện tại
Trước thực trạng đó, Công ty Unilever Việt Nam - nhãn hàng Vim phối hợp cùng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế thực hiện “Khung kế hoạch hợp tác chiến lược nâng cao điều kiện vệ sinh tại Việt Nam” trong vòng 5 năm từ 2014-2018 thông qua chương trình “Hành trình NVS sạch khuẩn”. Chương trình nhắm trọng tâm vào các hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh tại nông thôn và trường học Việt Nam, phòng chống dịch bệnh. Chương trình sẽ là các chuỗi hoạt động xuyên suốt nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức và điều kiện vệ sinh cho 10 triệu người dân Việt Nam trong vòng 5 năm tới (2014-2018).
Bài và ảnh: Thanh Ngân