Sức khỏe
06/06/2017 20:23

Đổ bệnh vì… học thi

Áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân khiến số học sinh, sinh viên bị rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng

Cứ vào thời điểm ôn thi nước rút không ít sĩ tử đã phải nhập viện tâm thần vì... nghiện học.

Sĩ tử nhập viện tâm thần

Cách đây ít ngày, bệnh nhân Trương Văn Đ., 15 tuổi ở Bắc Giang, đã được gia đình đưa đến Viện Sức kỏe tâm thần - Bệnh viện (BV) Bạch Mai trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, mất ngủ, chán ăn... Theo gia đình bệnh nhân, trước đó, Đ. có học lực khá tốt, được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi của tỉnh, sống cởi mở với mọi người. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây bỗng dưng em học "không vào", lực học đuối dần... Tâm sự với mẹ, Đ. cho biết em mong muốn thi đỗ vào một trường chuyên ở Hà Nội, tuy nhiên lại sợ mình không đạt kết quả như mong muốn, sợ cuộc sống xa nhà, xa bố mẹ. Nửa muốn, nửa không khiến cậu không thể tập trung mỗi khi ngồi vào bàn học. Cách đây ít ngày, cậu đã được bố mẹ "hộ tống" lên Hà Nội khám bệnh và được chẩn đoán bị rối loạn sức khỏe tâm thần.

Cũng điều trị tại đây là một nam sinh viên 20 tuổi quê Thanh Hóa, đang học ở Hà Nội. Theo bệnh nhân này, về các môn học khác thì cậu rất tự tin nhưng cứ nghĩ đến môn ngoại ngữ cậu lại lo sợ đến mất ăn, mất ngủ. Dù đã cố gắng học thêm, học phụ đạo đủ kiểu nhưng vẫn không đâu ra đâu. Cậu cho biết: "Nếu không qua môn ngoại ngữ thì cánh cửa du học chắc chắn sẽ khép lại". Vì quá lo lắng mà những ngày qua, cậu bị trầm cảm.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, năm nào cũng vậy, cứ vào mùa thi cử, BV lại tiếp nhận một số sĩ tử nhập viện vì rối loạn tâm thần. Do áp lực học tập, lịch học kín mít cộng với sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh đã khiến cho nhiều học sinh mắc bệnh. Trong số này, nhiều thanh niên trẻ phải nhập viện do sức ép về tâm lý học tập, thi cử vào các trường mơ ước khiến họ quên mất bản thân mình, lâm vào tình trạng nghiện học đến mức suy kiệt, sự mệt mỏi của não dễ mắc các rối loạn về tâm thần.

Đổ bệnh vì… học thi - Ảnh 1.

Nhiều sĩ tử nhập viện do áp lực học hành thi cử

Bác sĩ Nguyễn Đăng Luyện, Phó trưởng Khoa Khám bệnh tổng hợp BV Tâm thần trung ương 1, cũng xác nhận ngày càng có nhiều thanh thiếu niên bất ổn về tâm lý đến khám tại BV, đặc biệt là vào mùa thi. Các em bị các triệu chứng như đau đầu, buồn chán, mệt mỏi, có em khóc cười bất chợt, ngại tiếp xúc, có em lại làm đau mình... "Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên khá yếu, lại không có các kỹ năng xử lý các mâu thuẫn, nỗi buồn, vì thế dễ bị trầm cảm, nghĩ quẩn vì những lý do bé cỏn con" - bác sĩ Luyện cho biết.

Đừng trấn áp giấc ngủ bằng chất kích thích

Ngoài ra, gần đây, các BV đã tiếp nhận những trường hợp sĩ tử nhập viện do sử dụng thuốc bổ, chống buồn ngủ. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, những bệnh nhân này cho biết muốn cắt được cơn buồn ngủ để ôn luyện tốt, các em đã áp dụng nhiều biện pháp như: uống trà đặc, cà phê, nhai kẹo cao su... nhưng không có tác dụng nên đã dùng thuốc bổ và thuốc chống buồn ngủ để hỗ trợ. Tuy nhiên, sau khi dùng loại thuốc này liên tục trong vài tuần các em cảm thấy bứt rứt trong người, hay cáu gắt, ra mồ hôi nhiều, đau đầu, học không tập trung.

Theo giới chuyên môn, tình trạng phụ huynh cho con dùng các loại thuốc bổ hỗ trợ trí nhớ không có đơn kê của bác sĩ đang diễn ra khá phổ biến. Việc lạm dụng các sản phẩm này gây nhiều tác hại nguy hiểm cho cơ thể, trí não. "Đơn cử như thuốc chống buồn ngủ sẽ kích thích đầu óc tỉnh táo nhưng nếu dùng thuốc kéo dài có thể làm cơ thể suy kiệt và nguy hiểm hơn là gây nghiện. Một số loại thuốc bổ não, nếu sử dụng không đúng cách có thể rơi vào chứng rối loạn tâm thần. Đó là chưa kể việc thiếu ngủ triền miên sẽ khiến cơ thể con người mệt mỏi, các cơ đau nhức, mắt mờ đi, giảm tập trung. Mất ngủ kéo dài sẽ gây rối loạn trí nhớ, có những hành vi bất thường, hoang tưởng, trầm cảm. Rối loạn tâm thần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng rất khó điều trị, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội" - bác sĩ Dũng cảnh báo.

Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc BV Tâm thần trung ương 1, lưu ý cơ thể cần ngủ đủ mới giữ được sức khỏe và trí lực. Nếu thức quá lâu, cơ thể sẽ bị suy nhược, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp sinh học, mất trí và tê liệt cảm giác thèm ngủ, mất tập trung, rối loạn trí nhớ. Việc trấn áp giấc ngủ quá đáng bằng chất kích thích, thuốc gây nghiện đều không có lợi cho sức khỏe tâm thần.

Để tránh rối loạn tâm thần, các sĩ tử cần tạo phương pháp học tập đúng, phải có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi để cân bằng trạng thái tinh thần; tránh căng thẳng kéo dài bằng cách tạo lịch trình khoa học. Ngoài ra, sĩ tử cần ăn uống điều độ, không bỏ quên bữa sáng. Trong đó, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho trí nhớ như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây... để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngủ ngắn nhưng phải sâu

Theo các bác sĩ, giấc ngủ đóng vai trò là một chìa khóa trong việc phục hồi trí nhớ trong bộ não. Nếu ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những hậu quả khôn lường như thiếu tập trung, giảm trí nhớ… vì vậy, nên ngủ ít nhất 6-7 giờ trong một đêm, nên ngủ 8 giờ/ngày sẽ tốt cho sức khỏe và học tập. Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Trong giấc ngủ, não bộ sẽ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Một giấc ngủ dài nhưng chập chờn sẽ không làm cho cơ thể khỏe khoắn bằng giấc ngủ ngắn nhưng đủ sâu.

Bài và ảnh: Hải Anh
Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Dinh dưỡng – Sức khỏe 14:45

Trở thành nhà tài trợ chính thức của các Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam từ năm 2021, Herbalife luôn đồng hành cùng các cầu thủ trên sân cỏ.

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Doanh nghiệp 14:00

Ngày 19-11, Unilever Việt Nam trở lại đường đua và dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Văn hóa – Giải trí 10:00

Dù lĩnh vực theo đuổi khác nhau, nhưng creator (nhà sáng tạo) ứng viên của TikTok Awards Việt Nam 2024 đã truyền tải được nguồn năng lượng tích cực

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Văn hóa – Giải trí 22:38

Imagine Dragons tạo cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, xác nhận Việt Nam là điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sản xuất - Kinh doanh 19:37

PNJ ghi nhận kết quả kinh doanh lũy kế 10 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 32.371 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỉ đồng.

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng 17:36

Dịp cuối năm, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Dự án mới 17:36

Vai trò lực đẩy của những tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.