Ô tô - Xe máy
06/05/2017 09:33

"Giải mã" lượng xe nhập giảm, giá tăng 300 triệu đồng

Đầu tháng 4-2017, thông tin xe nhập khẩu giảm mạnh về lượng, nhưng lại tăng giá hàng trăm triệu đồng đã khiến người tiêu dùng bất ngờ.

Vậy tại sao chỉ sau chưa đầy nửa tháng, giá xe đã tăng chóng mặt?

Trao đổi với PV đại diện của Tổng cục Hải quan cho biết: Giá tăng do hai nguyên nhân, một là do điều chỉnh chủng loại ô tô nhập về đợt tháng 4 dồn nhiều vào dòng xe có giá cao, dung tích lớn. Hai là có thể do Hải quan siết trị giá hải quan tính toán lại nhằm tránh việc doanh nghiệp (DN) vụ lợi.

Lượng giảm, giá tăng, bất thường là do đâu?

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 1 đến 15/4, cả nước đã nhập khẩu hơn 3.868 xe ô tô nguyên chiếc, trong đó xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi là khoảng 1.300 chiếc. So với 15 ngày đầu tháng 3/2017, lượng nhập đã giảm hơn 2.400 chiếc, trong đó xe con đã giảm hơn 3.500 chiếc.

Đối chiếu với lượng xe nhập 15 ngày đầu tháng 4 năm 2016, lượng xe nhập cùng kỳ của tháng 4/2017 giảm gần 400 xe, trong đó xe con giảm gần 600 chiếc. Về mức giá, trung bình 15 ngày đầu tháng 4 đã tăng rất mạnh lên 554 triệu đồng chiếc, xe con là hơn 488 triệu đồng/chiếc. Mức tăng 294 triệu đồng/chiếc, trong đó xe con tăng giá 254 triệu đồng/chiếc so với 15 ngày đầu tháng 3/2017.

Trong khi đó, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam vẫn tăng hơn 6.400 chiếc so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng số hơn 30.000 xe, giá khai báo hải quan là 441 triệu đồng/xe, giảm hơn 119 triệu đồng/xe so với cùng kỳ năm 2016.

Giải mã lượng xe nhập giảm, giá tăng 300 triệu đồng - Ảnh 1.

Lượng nhập giảm, giá xe tăng trong tháng 4 được xác định do các địa phương "siết" trị giá hải quan

Mặc dù lượng xe nhập từ đầu năm đến hết 15/4 vẫn tăng hơn 6.400 xe so với cùng kỳ năm trước, đơn giá giảm gần 120 triệu đồng so với đơn giá khai báo xe nhập cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, lượng xe nhập giảm và tăng giá trong nửa đầu tháng đang là hiện tượng bất thường.

Vị đại diện của Tổng cục Hải quan thừa nhận thực tế là trước kia, khi cơ quan Hải quan, Bộ Tài chính chưa xem xét giá khai báo nhập khẩu, thì giá xe nhập rẻ bất thường từ các nước. Nhưng chỉ sau khi Nhà nước ban bố chính sách, chỉ trong nửa tháng, lượng xe nhập đã giảm rất mạnh, mà giá lại tăng nhanh. Rõ ràng ở đây có vấn đề ngoài việc nhập theo chủng loại xe.

Trên thực tế, ngay từ cuối năm 2016 sang năm 2017, nhiều chi cục Hải quan địa phương đã để xảy ra tình trạng cùng một chủng loại xe, đời xe, xuất xứ nhưng về 5 cảng nhập của Việt Nam lại được khai 2 - 3 loại giá khác nhau.

Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã ra thông báo chấn chỉnh tình trạng chênh lệch giá trị khai báo hải quan, từng tạo cơ hội cho một số DN trục lợi, giảm tiền đóng thuế, thất thu ngân sách.

Kẽ hở khai báo giá bị lợi dụng để trốn thuế?

Theo lời của đại diện DN chuyên nhập xe hơi, lượng nhập giảm, giá tăng có thể do xe giá rẻ hạn chế nhập về đợt này, tập trung vào xe giá đắt. Tuy nhiên, vẫn có thể do DN chủ động khai báo đầy đủ sau khi Hải quan có lệnh siết chặt.

Vị DN nhập khẩu xe này tiết lộ, về cơ sở để DN trốn thuế khi khai báo giá thấp hơn giá trị, đó là mức giá khai báo xe nhập căn cứ vào 3 cơ sở giá tham chiếu Hải quan; giá nhà sản xuất tại Việt Nam, giá đơn vị nhập khẩu và giá của thị trường nơi xe xuất xứ.

Nếu dòng xe nào không được lắp ráp tại Việt Nam, giá trị khai báo Hải quan căn cứ vào mức giá DN đưa lên và giá xe tại thị trường nước sản xuất, nước xuất khẩu xe.

Tuy nhiên, giá xe tại thị trường nước sản xuất, nước xuất khẩu xe chỉ có tính chất tham chiếu bởi giá tại các nước đều do hãng và nhà phân phối. Các hãng và nhà phân phối đều đưa ra mức giá có lợi cho DN nhập khẩu để khai báo với Hải quan, như vậy mức giá thường thống nhất, không khác biệt.

Trong khi đó, ngoài thị trường tại các nước bên cạnh nhà phân phối chính hãng, còn có nhiều phân phối biên, DN tư nhân tham gia chuỗi phân phối với mức giá khác nhau, rẻ hoặc đắt hơn. Do đó, cần thời gian dài để hải quan có thể xác định lại giá chuẩn, còn phần lớn Hải quan vẫn dựa vào mức giá hãng, DN đưa ra. Mức giá này mang tính thị trường, có lợi cho hãng và cạnh tranh của xe.

Chính vì Hải quan đa phần dựa vào giá DN đưa ra, giá tham chiếu hãng phân phối nên mới có hiện tượng một hoặc vài DN "thâu tóm", "điều hành" giá. Một vài DN khác không nằm trong chuỗi nhập khẩu đó phải khai báo mức giá cao hơn, làm phát sinh chênh lệch trị giá hải quan.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính: Việc khai giảm giá xe nhập khẩu để trốn thuế, mánh này có từ lâu. Dù giá xe khai báo giảm nhưng giá thị trường vẫn không hề giảm. Điều này là do DN sau khi đã tính toán hết mọi chi phí thuế nhập khẩu, các loại thuế nội địa và chi phí hệ thống phân phối đã nâng giá lên để bằng giá thị trường. Nhà nước mất thuế, trong khi thị trường và người tiêu dùng không được lợi, bị lừa phỉnh".

(Theo Dân trí)
Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Bảo hiểm 22:28

Công nghệ này giúp quy trình chi trả chỉ còn tính bằng phút nhờ rút ngắn thời gian đưa ra quyết định chi trả, mang lại trải nghiệm nhanh chóng cho khách hàng

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Sản xuất - Kinh doanh 17:00

Theo công bố của Anphabe ngày 19-11-2024, Công ty CP Sản xuất Nhựa Duy Tân đứng thứ 4 trong nhóm sản xuất/công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Doanh nghiệp 15:59

Công ty Nhiệt điện Cần Thơ vừa tổ chức buổi huấn luyện PCCC và CNCH cho đội cơ sở và đội chuyên ngành của Công ty.

Vietbank tiếp tục tri ân khách hàng với loạt ưu đãi khủng

Vietbank tiếp tục tri ân khách hàng với loạt ưu đãi khủng

Ngân hàng 15:12

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.

AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ

AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ

Doanh nghiệp 12:29

Tối 19-11-2024, theo công bố từ Anphabe, AEON Việt Nam được vinh danh Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành bán lẻ/ bán sỉ/ thương mại năm thứ 2 liên tiếp.

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh

Thị trường 12:28

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh gói “Triển khai chương trình tri ân các vị trí dịch vụ hỗ trợ năm 2024”

“Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” liên tục xướng tên Sun Group trong 5 năm liên tiếp

“Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” liên tục xướng tên Sun Group trong 5 năm liên tiếp

Sản xuất - Kinh doanh 11:19

Tại Lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024 do Anphabe tổ chức, Sun Group và các đơn vị thành viên tiếp tục được xướng tên ở các hạng mục.