05/08/2014 15:50

Đơn vị trung gian “o ép” nhà phát triển game Việt ?

Trong khi một số nhà phát triển game trên di động ở Việt cho rằng, họ bị đơn vị trung gian phân phối như Appota “o ép”, đại diện công ty này cho biết hoàn toàn không có chuyện như thế.

Làng game di động Việt đang xôn xao khi một số nhà phát triển (Developer) game cho rằng, họ đang bị các đơn vị trung gian làm phân phối và phát hành sản phẩm “o ép” mình và game tự làm ra doanh thu phần lớn đều rơi vào các đơn vị trung gian. Thậm chí, nhiều nhà phát triển còn cho đây là một hình thức áp đặt, khiến họ nhận phần thiệt về mình, trong khi đó game do chính họ làm ra và được trả công như thế khiến sự sáng tạo của họ là quá “rẻ”.

Trước những phản ứng của các nhà phát triển, để làm rõ hơn vấn đề này, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Trần Vinh Quang, Giám đốc điều hành Appota, để hiểu rõ hơn cơ chế hợp tác giữa nhà phát triển và các đơn vị trung gian.

Ông Trần Vinh Quang, Giám đốc điều hành Appota

Các nhà phát triển game di động cho rằng, đang có sự hợp tác không công bằng giữa họ và đơn vị trung gian phân phối như Appota. Họ bị “o ép” và gần như bắt buộc phải nhận phần thiệt trong việc hợp tác phân phối sản phẩm. Điều này liệu có chính xác không?

Ông Trần Vinh Quang: Điều này hoàn toàn không chính xác! Tôi xin phép nói một số ý sau đây để các nhà phát triển hiểu hơn về các đơn vị phân phối

- Liệu các đơn vị phân phối là người “ngồi mát ăn bát vàng” và hưởng thành quả lao động của người khác? Xin trả lời là không hề có điều đó, bất cứ nhà phân phối nào cũng phải đầu tư rất lớn về nguồn lực về nhân sự và tiền của để làm thay việc marketing cho các ứng dụng của các nhà phát triển. Việc “làm thay” này là một việc làm không đơn giản vì nếu đơn giản các nhà phát triển đã tự làm.

- Hiện đang có rất nhiều các đơn vị phân phối trên thị trường và với số lượng app/game di động trên thị trường hữu hạn, nói cách khác, bối cảnh cạnh tranh khiến các đơn vị phân phối phải có chính sách ưu tiên để hút nhà phát triển thay vì o ép như nhận định.

- Cần phải hiểu rõ môi trường, quốc gia đang kinh doanh để hiểu thực sự thành quả của mình phải chi phí cho những gì.

Một số nhà phát triển cũng chỉ ra, tỉ lệ ăn chia với các đầu mối trung gian sản phẩm là họ bị “áp đặt”. Chẳng hạn một game đem lại 20 triệu doanh thu, nhà mạng hưởng 13 – 14%, sau đó bị trừ tiếp 10% VAT, trung gian lấy 30% phí phát hành và 20% về tính hiệu quả. Điều này khiến cho các nhà phát triển chỉ còn khoảng 7 triệu đồng. Như thế, doanh thu họ được hưởng là quá thấp và gần như bị các trung gian “áp đặt”. Appota có thể cho biết việc ăn chia giữa Developer và phân phối được tính như thế nào không?

- Trước hết tôi khẳng định “công thức” nói trên hoàn toàn được sáng tạo ra chứ không phải thực tế.

Tùy vào hình thức thanh toán mà người dùng thanh toán, thì mức chi phí sẽ rất khác nhau. Ví dụ: Thanh toán qua SMS tuy tiện lợi cho người dùng nhưng phải chi phí tới 55% cho nhà mạng và 15% cho CP cung cấp đầu số. Thanh toán qua thẻ cào cần chi phí khoảng 12-15% cho nhà mạng, hay thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng mất khoảng 1% + 1.600 đồng trên mỗi giao dịch cho CP. Phần doanh thu nào qua kênh nào sẽ bị tính chi phí qua kênh đó. Và như vậy, việc bị mất ít hay nhiều chi phí sẽ tùy thuộc và chiến lược thu tiền của nhà phát triển qua kênh nào mà thôi, nếu nhà phát triển lựa chọn SMS là phương thức thanh toán chính thì rõ ràng lợi nhuận mà họ thu về sẽ còn tối đa 38% tổng giá trị nạp của người dùng, dễ suy ra với các chiến lược thu tiền khác.

- Chi phí cho nhà mạng và các nhà cung cấp dịch vụ đầu số, kết nối ngân hàng… (gọi là CP), thì các nhà phát triển đương nhiên phải chịu, dù làm việc trực tiếp với họ hay thông qua các đơn vị phân phối. Chúng ta đang sống và kinh doanh tại Việt Nam nên vẫn cần phải tuân theo điều này.

Và cũng không có gì ngạc nhiên khi nhà phát triển thu lợi nhuận đã nói ở bên trên thay vì chi trả cho đội ngũ marketing và các chi phí quảng cáo của chính công ty mình, thì là trả cho các đơn vị phân phối. Nói tới chi phí marketing, để có 1 lượt tải ứng dụng/trò chơi thường rơi vào khoảng 5.000 – 30.000 đồng tùy thuộc độ hay của ứng dụng, đó là còn chưa kể người dùng đó có nạp tiền hay không mà chia lại cho Nhà phân phối.

- Còn nói đến tỷ lệ chia sẻ giữa nhà phát triển và Apple, tỷ lệ cố định là 70:30 (nhà phát triển 70%, Apple 30%) trong đó 30% là phí duy trì kênh thanh toán của Apple, còn nhà phát triển phải tự làm marketing từ A-Z để có người dùng. Nhà phát triển có bao giờ đặt câu hỏi sao họ vô lý thu của mình 30% đó không?

- Tỷ lệ ăn chia trung bình của các nhà phân phối và các nhà phát triển tại Việt Nam cũng có tỷ lệ trung bình là 70:30 (Sau khi trừ các khoản chi phí nói trên). Chẳng hạn, đối với Appota thì đang có chính sách rất riêng như sau:

Dev được hưởng / Appota được hưởng

- 50/50 - 60/40 cho game, app nhập khẩu.

- 70/30 cho game app trong nước tự sản xuất (tỷ lệ mặc định, không cam kết hỗ trợ marketing)

- 90/10: cho game, app cho trẻ em, y tế, sức khoẻ, giáo dục, giao thông.

Với chính sách như vậy, Appota đã hợp tác với hơn 10.000 nhà phát triển ứng dụng trên toàn cầu, bao gồm những tên tuổi lớn như Zepto Lab, NHN, Kakao, VTC Online, meCorp, SSGroup, Joy Entertainment…

Từng tìm hiểu thị trường phân phối game di động ở nhiều nước, anh có thể so sánh việc ăn chia giữa kho trung gian tại Việt Nam và các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc?

- Tại các nước khác, đặc biệt tại Trung Quốc là nơi có rất nhiều các nhà phân phối ứng dụng/trò chơi mobile như Qihoo, Baidu, Tencent, UC, Kingsoft, có chung cơ chế là lấy 30% chia sẻ doanh thu sau khi đã trừ chi phí cổng thanh toán. Tại Trung Quốc thì chi phí cho nhà mạng là 30% và các CP (Như Alipay) rơi vào khoảng 3%.

Theo Lê Mỹ (ICTnews)

Viết bình luận

Triển lãm 100 tác phẩm của họa sĩ Văn Chiến

Triển lãm 100 tác phẩm của họa sĩ Văn Chiến

Văn hóa - Văn nghệ 05:08

Triển lãm "Kỷ niệm và trải nghiệm: 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến" chính thức khai mạc ngày 20-4 và kéo dài đến 25-4, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Cảnh báo lừa đảo nhận tiền thưởng từ cơ quan BHXH

Cảnh báo lừa đảo nhận tiền thưởng từ cơ quan BHXH

Lao động 05:01

BHXH TP Hà Nội vừa cảnh báo một hình thức lừa đảo BHXH mới.

Bản tin sáng 20-4: Hiểm họa gì khi Israel tấn công “cứ địa hạt nhân” của Iran?

Bản tin sáng 20-4: Hiểm họa gì khi Israel tấn công “cứ địa hạt nhân” của Iran?

Video 05:00

(NLĐO) - Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Vụ “Tịnh thất Bồng Lai”: Khởi tố Lê Tùng Vân tội loạn luân; gần 50% thành phố lớn của Trung Quốc đang tự sụt lún... là những tin chính nổi bật tính đến sáng nay 20-4

Hải Phòng: Thiếu niên 15 tuổi sát hại bạn gái rồi chôn xác phi tang trong vườn nhà

Hải Phòng: Thiếu niên 15 tuổi sát hại bạn gái rồi chôn xác phi tang trong vườn nhà

Pháp luật 01:14

(NLĐO)- Do mâu thuẫn tình cảm, Lê Phong T. (SN 2009) đã ra tay sát hại bạn gái rồi chôn xác phi tang trong vườn nhà bà ngoại.

QLTT TPHCM tiếp tục phát hiện nhiều tiệm vàng vi phạm

QLTT TPHCM tiếp tục phát hiện nhiều tiệm vàng vi phạm

Kinh tế 22:36

(NLĐO) - Ngày 19-4, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM có báo cáo về việc tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Ngân hàng 21:39

Liên tục trong thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy các kẻ lừa đảo trên mạng, bị chiếm quyền quản lý tài khoản ngân hàng cũng như chứng khoán, và rút hết tiền trong các tài khoản.

Hợp tác mở quán Bia hơi Hạ Long - Nhận ưu đãi, thu lãi khủng

Hợp tác mở quán Bia hơi Hạ Long - Nhận ưu đãi, thu lãi khủng

Tiêu dùng 21:31

Hợp tác khởi nghiệp cùng Bia Hạ Long mở ra cánh cửa mới cho việc kinh doanh bia hơi - nơi hương vị truyền thống kết hợp cùng chất lượng hiện đại, tạo nên điểm đến thưởng thức bia lý tưởng.