Doanh nghiệp
04/11/2018 09:14

Sữa học đường và lá thư lúc nửa đêm từ một người mẹ

"Khi người mẹ tận tay ký lên tờ đơn tham gia chương trình Sữa học đường cũng phải hiểu đầy đủ, phải đấu tranh để đó là ly sữa học đường theo đúng quy chuẩn mà Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành qua Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng và 5450/QĐ-BYT của Bộ Y tế".

Đây là những lời tâm huyết trong lá thư hoàn thành lúc đêm muộn của bà Thái Hương - nhà sáng lập, kiến tạo thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK và là người khởi xướng, đồng hành cùng chương trình Sữa học đường quốc gia.

Sữa học đường: Vì sao hoài nghi xen lo lắng?

Trên cương vị của một người mẹ, đồng thời cũng là người khởi xướng, theo sát chương trình Sữa học đường quốc gia, bà Thái Hương chỉ rõ 2 nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh hoài nghi lo lắng về một chương trình đầy tính nhân văn như chương trình Sữa học đường.

"Thứ nhất là lo lắng về chất lượng sữa học đường và sự thấu hiểu chưa đầy đủ về ý nghĩa của chương trình Sữa học đường đối với thể chất, tầm vóc của con trẻ;

Luồng suy nghĩ thứ hai là sự minh bạch:

Minh bạch về các tiêu chí mô tả về chất lượng sản phẩm ly sữa học đường;

Minh bạch khi lựa chọn nhà cung cấp. Đấu thầu hay là dựa vào tiêu chí để chỉ định là tùy thuộc vào từng địa phương thực sự không phải là vấn đề, mà là tính minh bạch khi chọn nhà cung cấp có bảo đảm năng lực để cung cấp ly sữa học đường như đã quy định hay không".

"Chương trình Sữa học đường là cuộc cách mạng về dinh dưỡng học đường, mà đã là cách mạng thì khác với cái hiện tại đang có. Do vậy, khi triển khai cần phải tuyên truyền và đạt được sự nhận thức đầy đủ của toàn xã hội. Đặc biệt, hai đối tượng cần phải hiểu sâu sắc nhất là phụ huynh và thầy cô giáo trực tiếp chăm sóc các em ở độ tuổi này" - bà Thái Hương nhấn mạnh.

Sữa học đường và lá thư lúc nửa đêm từ một người mẹ - Ảnh 1.

Bà Thái Hương - nhà sáng lập, kiến tạo thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK - người khởi xướng, đồng hành cùng chương trình Sữa học đường quốc gia

Trên thực tế, những nước từng làm Sữa học đường thành công trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, nền tảng là toàn bộ làm từ sữa tươi. Có nước thì sử dụng sữa tươi bổ sung thêm vi chất, có nước thì không bổ sung thêm bất kỳ chất gì mà hoàn toàn chỉ từ sữa tươi.

Hiện Việt Nam đã sản xuất được trên 960 triệu lít sữa tươi một năm (xấp xỉ 1 tỉ lít sữa) tính cả trang trại và nông dân như Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố. Nếu chương trình Sữa học đường được triển khai trên toàn quốc, hơn 12 triệu trẻ em tham gia 100%, mỗi ngày 1 ly sữa 180 ml, 5 ngày trong tuần thì 9 tháng học (theo Đề án Sữa học đường) cũng chỉ cần trên dưới 400 triệu lít.

Trên cơ sở này, bà Thái Hương khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có thể làm Sữa học đường với nguyên liệu đầu vào bằng sữa tươi và công khai minh bạch quy trình sản xuất đến các bậc phụ huynh. Điều này sẽ đảm bảo cho 12 triệu trẻ em Việt Nam được uống những ly sữa học đường tươi ngon nhất, dễ hấp thu, đảm bảo chất lượng và an toàn, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh.

Về sự minh bạch trong đấu thầu Sữa học đường, bà Thái Hương khẳng định người nông dân hoàn toàn có thể tham gia nhưng ly sữa của các hộ nông dân sẽ trở thành một mắt xích (như một nhà thầu phụ) - nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp (nhà cung cấp sữa học đường). Còn các nhà thầu chính cần phải là các doanh nghiệp có năng lực về trang trại, năng lực về tổ chức, phân phối. Và các doanh nghiệp này phải hướng dẫn cụ thể quy trình tiêu chuẩn chất lượng cho người nông dân để đảm bảo an toàn thực phẩm như thức ăn, quy trình vắt sữa, quy trình thú y.

Ly sữa học đường làm từ sữa tươi không chỉ giúp con trẻ trong độ tuổi vàng phát triển tối đa về chiều cao, thể chất với 18 axit amin và nhiều dưỡng chất quan trọng mà còn giúp người mẹ hoàn toàn yên tâm tham gia vào chương trình bởi chất lượng sữa được đảm bảo. Bên cạnh đó, còn khích lệ sản xuất, chăn nuôi bò sữa trong nước hiệu quả và bền vững trên đồng đất quê hương, phát huy tối đa điều kiện thổ nhưỡng khí hậu trong nước, giúp giảm nhập siêu (hằng năm Việt Nam nhập khẩu đến hơn 1 tỉ USD sữa bột).

Lý giải thêm về việc tại sao chỉ đề cập tới sữa tươi nguyên chất để làm sữa học đường mà không phải là sữa bột pha lại, bà Thái Hương cho biết: "Một ly sữa bột cũng là từ sữa tươi, nhưng đã được sử dụng công nghệ sấy phun làm bay hơi nước giữ lại các chất khô trong sữa.Công nghệ dùng nhiệt bay hơi nước nên đương nhiên các vi chất không chịu được nhiệt như các vitamin, acid amin cũng bị biến chất hoặc phá hủy. Loại sữa dạng lỏng pha lại từ sữa bột chỉ là để đánh vào lòng tin của người tiêu dùng rằng đó cũng là một dạng sữa tươi vì sữa tươi tốt hơn sữa bột. Chính vì thế, đã có sự nhập nhèm khái niệm mấy chục năm qua dưới tên gọi là "sữa tiệt trùng" trong khi tiệt trùng chỉ là biện pháp công nghệ".

Truyền tải đúng ý nghĩa của chương trình Sữa học đường

Từ kinh nghiệm sát cánh cùng tỉnh Nghệ An thực hiện chương trình Sữa học đường, bà Thái Hương cho biết: "Nghệ An là một tỉnh nghèo đã làm được điều này rất tốt, thì tôi cho rằng các tỉnh khác cũng làm được điều này, khi chúng ta truyền tải đúng ý nghĩa chương trình Sữa học đường và minh bạch rõ ràng".

4 bài học lớn trong thành công của chương trình Sữa học đường tại Nghệ An đã được bà đúc kết lại bao gồm:

"Thứ nhất là phải tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của sữa học đường: là tăng bật chiều cao và thể chất cho con trẻ trong lứa tuổi vàng (mẫu giáo và tiểu học - từ 2 đến 12 tuổi). Và tất cả trẻ em, nghèo hay cận nghèo đều được xã hội quan tâm và thể hiện là đều được uống sữa như nhau. Đây là ý nghĩa chính của chương trình Sữa học đường. Và một ý nghĩa nữa, khi con trẻ được thụ hưởng chương trình Sữa học đường sau khi lớn lên sẽ thể hiện lòng biết ơn, tri ân đối với xã hội, đối với đất nước. Các em sẽ có tinh thần phụng sự cho đất nước một cách tự nguyện.

Thứ hai là phải công khai minh bạch quy trình sản xuất ly sữa học đường, đặc biệt là xuất xứ nguyên liệu đầu vào là sữa tươi.

Thứ ba là triển khai chương trình Sữa học đường, nhất thiết phải thành lập Ban chỉ đạo Đề án Sữa học đường, có các thành viên chủ chốt như: Lãnh đạo tỉnh - thành; Sở Y tế; Sở Giáo dục và Đào tạo; Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ huynh… tham gia theo chức năng của mình. Ví dụ, Sở Y tế có vai trò giám sát các tiêu chí về chất lượng ly sữa học đường đã được Bộ Y tế đưa ra, tổ chức tập huấn cho các giáo viên thực hiện chương trình, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai đề án, bao gồm tuyên truyền đến phụ huynh và thầy cô giáo, chuẩn bị cơ sở vật chất để lưu trữ sữa; Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ huynh cùng trong ban giám sát triển khai và cùng tuyên truyền cho mọi đối tượng tham gia vào chương trình này.

Cuối cùng, điều liên quan tới tất cả mọi thành phần trong đề án này: trên cương vị của mình, tập trung làm một ly sữa học đường bằng cả trái tim và tấm lòng của người mẹ thì đề án mới thành công".

Trong trăn trở của một người mẹ đã thấu hiểu về một ly sữa như thế nào là tốt cho con, bà Thái Hương kêu gọi các mẹ "đừng đánh mất đi quyền lợi của con mình mà hãy tham gia chương trình Sữa học đường". Tuy nhiên, bà nhấn mạnh: "khi người mẹ tận tay ký lên tờ đơn tham gia Chương trình Sữa học đường cũng phải hiểu đầy đủ, phải đấu tranh để đó là ly sữa học đường theo đúng quy chuẩn mà Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành qua Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng và 5450/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Còn nếu chưa làm như vậy thì không gọi là chương trình Sữa học đường mà là "chương trình thương mại bán sữa vào trường học".

Huyền Vũ
từ khóa :
Lãnh đạo FPT chia sẻ bí quyết “khai phá” tiềm năng bản thân cho sinh viên HCMUTE

Lãnh đạo FPT chia sẻ bí quyết “khai phá” tiềm năng bản thân cho sinh viên HCMUTE

Giáo dục - Cộng đồng 16:27

Sau phần phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn FPT, 2 sinh viên xuất sắc của HCMUTE đã nhận được cơ hội làm việc tại doanh nghiệp.

HDBank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng bổ sung sinh trắc học, tránh gián đoạn giao dịch

HDBank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng bổ sung sinh trắc học, tránh gián đoạn giao dịch

Ngân hàng 16:25

HDBank đang tiếp tục hỗ trợ những điều kiện tối ưu nhất, giúp khách hàng dễ dàng và tiện lợi bổ sung thông tin sinh trắc học, tránh bị gián đoạn,.

Panasonic khởi động chiến dịch "Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững"

Panasonic khởi động chiến dịch "Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững"

Nhịp sống 12:37

Chiến dịch đánh dấu sự trở lại của chương trình “Cùng Gen G sống xanh đi” mùa thứ ba.

CHIN-SU phát động chiến dịch “Một triệu bữa cơm có thịt” năm thứ 2

CHIN-SU phát động chiến dịch “Một triệu bữa cơm có thịt” năm thứ 2

Doanh nghiệp 12:35

Chương trình “CHIN-SU Một triệu bữa cơm có thịt” phối hợp Quỹ Trò nghèo vùng cao tiếp tục năm thứ hai đồng hành cùng học sinh khó khăn vùng cao.

Nhiệt điện Cần Thơ hưởng ứng Tuần lễ Hồng EVN lần X

Nhiệt điện Cần Thơ hưởng ứng Tuần lễ Hồng EVN lần X

Nhịp sống 11:19

CB-CNV Công ty Nhiệt điện Cần Thơ đã đóng góp 80 đơn vị máu hưởng ứng Tuần lễ Hồng EVN lần X năm 2024

Imexpharm: Từ tầm nhìn phát triển nhân tài đến cam kết chất lượng vượt trội

Imexpharm: Từ tầm nhìn phát triển nhân tài đến cam kết chất lượng vượt trội

Thị trường 08:51

Với triết lý "Con người là tài sản quý giá nhất" Imexpharm kiến tạo môi trường làm việc hạnh phúc, nơi con người là trung tâm của chiến lược phát triển bền vững

Đa dạng giỏ quà Tết tại hệ thống bán lẻ SATRA

Đa dạng giỏ quà Tết tại hệ thống bán lẻ SATRA

Tiêu dùng 08:04

Giỏ quà Tết SATRA là một trong nhiều món quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm, sự quan tâm và tấm lòng của người tặng dành cho người nhận nhân dịp Xuân đến.