Thiếu hụt dinh dưỡng là gì?
Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết trẻ đang bị thiếu hụt dinh dưỡng?
- Tùy theo loại và mức độ nghiêm trọng, trẻ đang bị thiếu hụt dinh dưỡng biểu hiện ra bên ngoài qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Cha mẹ có thể nhận biết bằng dấu hiệu phổ biến là trẻ chậm lớn, nhẹ cân, nhỏ con hơn bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó, trẻ thiếu hụt dinh dưỡng thường có móng tay yếu, tóc mỏng, da xanh xao, tay chân thường lạnh, hay bệnh và lâu hồi phục, dễ mệt. Thậm chí, nhiều trẻ có biểu hiện bình thường, khỏe mạnh nhưng vẫn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.
Do đó, để bảo đảm tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nguyên tắc là một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất trẻ cần, thực đơn nên đa dạng, đủ lượng, đủ chất. Tốt hơn, hãy đưa trẻ khám dinh dưỡng thường xuyên và cân nhắc về việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
Nếu không điều trị sớm, hậu quả của thiếu hụt dinh dưỡng tác động đến trẻ như thế nào?
- Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng chiều cao và cân nặng, hệ miễn dịch kém. Về lâu dài, thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ, kết quả học tập không khả quan, lớn lên thì nhỏ con hơn so với bạn bè, dễ mắc những bệnh không lây như đái tháo đường hay tim mạch.
Theo kết quả từ nghiên cứu năm 2013 với gần 6.000 trẻ em tại 4 nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có khoảng 1.700 trẻ Việt Nam, những trẻ có dấu hiệu tăng trưởng kém về mặt cân nặng và chiều cao thì chỉ số IQ tương ứng cũng thấp hơn 3 lần so với trẻ đồng tuổi phát triển khỏe mạnh. Do đó, phụ huynh cần sớm giúp trẻ bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Nghĩa là, một mặt, trẻ phải được cung cấp đủ năng lượng, đủ các vi dưỡng chất và khoáng chất để phát triển khỏe mạnh.
Trên thế giới, những phương pháp nào đang được áp dụng để khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ?
- Hiện nay có một số giải pháp đang được áp dụng để giải quyết chứng biếng ăn và cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng như tư vấn chế độ dinh dưỡng, bổ sung thức ăn hay vi chất cần thiết hoặc áp dụng phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em.
Gần đây, trung tâm y tế và bệnh viện khu vực châu Á ở Manila - Philippines đã phối hợp cùng Abbott thực hiện một cuộc nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của việc can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Nghiên cứu kéo dài 48 tuần cho thấy việc bổ sung dinh dưỡng bằng PediaSure 2 lần/ngày giúp nhóm trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng tăng trưởng nhanh hơn chỉ trong 4 tuần đầu. Sự phát triển ổn định về chiều cao và cân nặng (không có sự tăng cân quá mức) cũng được ghi nhận trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặt khác, số ngày trẻ bị bệnh giảm; sự hứng thú với việc ăn và các hoạt động thể chất gia tăng nhờ phương pháp bổ sung dinh dưỡng.
Nghiên cứu này cũng chứng minh phương pháp bổ sung dinh dưỡng kết hợp việc thay đổi hành vi có thể xem là một công cụ hữu hiệu để giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ, giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng tối ưu.
Nguyệt Anh thực hiện