Trẻ nhỏ nhu cầu dinh dưỡng rất cao cho tốc độ phát triển nhanh chóng nhưng hệ tiêu hóa lại rất non yếu, rất dễ bị ảnh hưởng nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu các yếu tố bảo vệ.
Cấu trúc hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là một ống dài đi từ miệng đến hậu môn, bên cạnh còn có gan, mật và tụy. Chức năng là nạp thức ăn vào, sau đó nhồi, trộn để tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, loại bỏ các chất cặn bã, độc hại khỏi cơ thể. Việc tiêu hóa hấp thu có sự tham gia của cả một hệ thống các men tiêu hóa và của hệ vi khuẩn đường ruột.
Đặc điểm hệ vi sinh trong đường ruột ở trẻ
Khi mới được sinh ra, trong dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn cho đến 8 giờ sau. Sau 8 giờ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào ruột qua miệng, đường hô hấp và trực tràng, mức độ và thành phần vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào môi trường. Bao gồm các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, cầu khuẩn ruột, trực khuẩn ruột, trực trùng bifidus, trực trùng perfringens, trực trùng acidophilus... Hệ vi khuẩn ở ruột gồm hai loại, vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, hai loại này ở trạng thái cân bằng nhau và vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế.
Vi khuẩn có lợi ở ruột có tác dụng tổng hợp các vitamin nhóm B, vitamin K và làm tăng tiêu hoá đạm, mỡ, đường, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hoặc chống lại những tác nhân xâm lấn bên ngoài, duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu ở trẻ và cách khắc phục
Từ ngày thứ 3 sau sinh, lượng vi khuẩn trong ruột tăng cao, lúc này thành phần hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ phụ thuộc vào chế độ ăn:
- Trẻ bú mẹ vi khuẩn Bifidus (vi khuẩn có lợi) chiếm ưu thế và ức chế E.coli.
- Trẻ ăn nhân tạo đường ruột có nhiều vi khuẩn E.coli hơn.
Nguyên nhân là do sữa mẹ chứa nhiều yếu tố bảo vệ, trong đó có các yếu tố như Prebiotics như là một nguồn thức ăn phong phú cho vi khuẩn có lợi trong ruột, lactoferrin giúp ngăn ngừa sự lây lan các mầm bệnh, kích thích các bạch cầu chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật có hại...
Trẻ bú mẹ thường được bảo vệ tốt, ít bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ còn được bảo vệ nhờ các yếu tố miễn dịch từ mẹ truyền sang. Sau 6 tháng, đặc biệt là sau cai sữa mẹ, lúc này miễn dịch từ mẹ đã giảm nhiều, yếu tố bảo vệ từ sữa mẹ không còn, trẻ đã tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, làm quen nhiều loại thực phẩm khác nhau nên nguy cơ rối loạn tiêu hóa cao hơn, trẻ hay bị nôn ói, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, kém hấp thu...
Những trẻ rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, có thể khắc phục bằng chế độ ăn bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng có chứa các yếu tố bảo vệ hệ tiêu hóa như alpha lactalbumin, lactoferrin, FOS/inulin giúp trẻ hấp thu, tiêu hóa tốt để phát triển toàn diện.
Trong những năm đầu đời, sức khỏe hệ tiêu hóa của bé cần được quan tâm đặc biệt. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bé sẽ hấp thu hiệu quả các dưỡng chất, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và giúp bé phát triển toàn diện. Tummy được các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood nghiên cứu và đặc chế giúp nâng đỡ và hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. Tummy với công thức Tumplus là sự kết hợp khoa học các thành phần dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe tiêu hóa, như Lactoferrin, lợi khuẩn Bifidobacterium lactis và Alpha Lactalbumin, cùng với các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Tham khảo thông tin về sản phẩm: www.nutifood.com.vn. |
BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt -PCT. HĐQT Công ty NutiFood