Công nghệ
21/07/2016 10:10

Bị lừa cả triệu đô vì email giả

Vì chủ quan, nhẹ dạ, nhiều công ty Việt Nam đã bị doanh nghiệp “ma” nước ngoài lừa đảo cả tiền lẫn hàng lên tới hàng trăm ngàn USD với nhiều kiểu khác nhau.

Trong đó, không ít trường hợp bị lừa bằng thủ đoạn không thể ngờ tới: email giả.

Email giả, mất tiền thật

Qua theo dõi quá trình giao dịch giữa doanh nghiệp (DN) Việt Nam và đối tác ở Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ lừa đảo ở nước này đã giả mạo email của DN nước này để yêu cầu DN Việt Nam chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Phía Việt Nam đồng ý và chuyển tiền, kết quả số tiền đã rơi vào tay kẻ gian. Sự vụ xảy ra vào đầu năm nay và Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đây là bài học cho các DN Việt Nam không chú trọng về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài.

“Các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức như sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của hai bên DN đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo...”, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ khuyến báo.


Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu VN đã bị lừa cả tiền lẫn hàng. Ảnh: Đ.N.Thạch

Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu VN đã bị lừa cả tiền lẫn hàng. Ảnh: Đ.N.Thạch

Tình trạng giả mạo email để lừa đảo không mới, bởi trong năm 2015 đã ghi nhận một số trường hợp tương tự như trên. Theo Thương vụ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), năm ngoái một DN Việt Nam đã chuyển đi số tiền gần 500.000 USD vào tài khoản của kẻ lừa đảo. Mặc dù Thương vụ đã can thiệp với Ngân hàng Noor Bank của UAE (tài khoản của đối tượng lừa đảo nằm tại ngân hàng này), nhưng đối tượng đã kịp rút 2/3 số tiền.

Chiêu thức mà kẻ lừa đảo sử dụng là xâm nhập địa chỉ email của hai bên DN đang có giao dịch, theo dõi sát tiến trình đàm phán. Khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng thì bẻ khóa (hack) hộp mail (hoặc tạo 1 hộp mail có địa chỉ giống gần như tuyệt đối với mail của bên bán) để gửi thông tin tài khoản lừa đảo. Sau khi bên mua chuyển tiền, đối tượng ngay lập tức rút tiền và biến mất. Năm 2015, Thương vụ Việt Nam tại UAE ghi nhận 8 vụ việc DN Việt Nam bị lừa đảo và tham gia ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho DN gần 4 triệu USD.

Còn mới đây, một DN trong ngành nhựa ở TP.HCM đã bị lừa mất tiền sau khi chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để mua nguyên liệu của đối tác tại Singapore. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, DN Việt liên lạc với đối tác thì té ngửa khi họ trả lời là không có bất kỳ yêu cầu nào như vậy.

Trước đó, hai bên đã nhiều lần thực hiện các hợp đồng và đều thanh toán qua ngân hàng ở Singapore. Thế nhưng lần này, đối tác “ảo” lại yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản ở Czech, có kèm chứng từ ủy quyền. Trong khi đối tác “thật” khẳng định không có tài khoản ngân hàng nào ở nước này. Theo lý giải của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương), thông tin giao dịch qua email của hai DN đã bị đánh cắp và sử dụng email giả danh email giao dịch của DN nước ngoài để yêu cầu phía Việt Nam chuyển tiền.

Cẩn thận vẫn hơn

Ông Phan Thành Tâm, giám đốc một DN thương mại ở TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm khi giao dịch với đối tác nước ngoài, theo đó, nên dùng email của công ty thay vì sử dụng Gmail, Yahoo... để tránh bị giả mạo. Ngoài ra cũng cần liên hệ trực tiếp với đối tác thông qua những kênh khác là điện thoại, fax. Đặc biệt, khi đối tác yêu cầu thanh toán vào tài khoản khác với tài khoản đã ghi trong hợp đồng ký kết thì nhất thiết phải kiểm tra lại.

Luật sư Châu Huy Quang, điều hành Hãng luật Rajah & Tann LCT, cho rằng vấn nạn gian lận thương mại trong hội nhập ngày càng phổ biến, nhất là lừa đảo qua email khi DN thường xuyên sử dụng các phương thức thương mại điện tử.

“DN Việt Nam đã tích cực tiếp cận khai thác sự tiện ích của giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, chế độ bảo mật, chế độ tránh “hack”, tránh “spam” không được chú trọng nhiều, việc một cá nhân hay nhóm tội phạm nước ngoài đã can thiệp giao dịch, và chỉ dẫn thanh toán, giao hàng đến các địa chỉ, người thụ hưởng “ảo” mang lại hậu quả khó lường”, ông Quang nói. Theo ông, với bất kỳ một giao dịch nào, DN không nên chủ quan dù đó là đối tác quen, thực hiện nhiều hợp đồng.

Bên cạnh lừa đảo qua email, nhiều DN Việt Nam cũng dễ bị lừa do ham lời và bị dẫn dụ vào các thương vụ ảo. Chẳng hạn, một DN Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo với khách hàng ở Dubai bằng hình thức thanh toán thư tín dụng trả ngay. Tháng 5.2015, phía Việt Nam nhận được thông báo L/C trị giá 2,3 triệu USD được mở từ khách hàng và ngân hàng phát hành thư tín dụng là Regnum, Nga.

Sau đó phía Việt Nam chuyển 63 container gạo qua Dubai với trị giá gần 1 triệu USD. Thế nhưng 1 tháng sau DN Việt Nam vẫn chưa nhận được thanh toán từ phía Ngân hàng Regnum và Regnum thông báo họ không phát hành L/C này; người nhận bộ chứng từ đó cũng không phải là người của Regnum. DN Việt Nam lập tức cầu cứu Thương vụ Việt Nam tại UAE nhờ can thiệp để giữ hàng lại ở cảng. Cuối cùng, 63 container gạo được chuyển về lại Việt Nam nhưng DN Việt Nam phải trả hàng loạt chi phí phát sinh, đóng 44% thuế nhập khẩu tạm thời giá trị lô hàng...

Theo luật sư Quang, một nguyên nhân khác nữa là DN Việt Nam không chú trọng đầu tư chi phí pháp lý tư vấn, luật sư hỗ trợ cho các điều tra cẩn trọng về đối tác trước khi quyết định giao kết.

“DN Việt Nam cũng nên cố gắng thỏa thuận để lựa chọn luật Việt Nam hay luật quốc gia nào mà mình hoặc luật sư của DN quen thuộc. Nếu cơ quan tài phán buộc phải chọn ở nước ngoài, DN Việt Nam nên chọn trọng tài thương mại, để thủ tục tố tụng nhanh hơn, việc thực thi phán quyết thuận lợi hơn. Trường hợp không thỏa thuận được luật Việt Nam thì nên lựa chọn luật của quốc gia thứ 3 có hệ thống pháp lý và cơ chế xét xử minh bạch, rõ ràng, như Singapore. Khi có dấu hiệu “lừa” hay phá bỏ hợp đồng của đối tác, nên cân nhắc biện pháp pháp lý ngay bao gồm kiện, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như chặn L/C, bắt giữ tàu, niêm phong hàng, phong tỏa tài khoản, cấm xuất cảnh...”, ông Quang phân tích.

Cảnh báo nhập hàng từ Brazil

Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Brazil cảnh báo DN Việt Nam về việc một số đối tác Brazil lừa đảo DN nhập khẩu các sản phẩm thịt từ nước này. Hầu hết các hợp đồng mà đối tượng lừa đảo đều lấy danh nghĩa các hãng sản xuất thực phẩm nổi tiếng nhưng có điều kiện lỏng lẻo, chất lượng hàng hóa cao và đặc biệt là giá chỉ rẻ bằng 1/3 so với giá thị trường. Các đối tượng lừa đảo đều yêu cầu DN phải chuyển tiền đặt cọc hợp đồng vào tài khoản trung gian tại Mỹ hoặc một số nước châu Phi.

Theo N.Trần Tâm/TNO
Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Dinh dưỡng – Sức khỏe 14:45

Trở thành nhà tài trợ chính thức của các Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam từ năm 2021, Herbalife luôn đồng hành cùng các cầu thủ trên sân cỏ.

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Doanh nghiệp 14:00

Ngày 19-11, Unilever Việt Nam trở lại đường đua và dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Văn hóa – Giải trí 10:00

Dù lĩnh vực theo đuổi khác nhau, nhưng creator (nhà sáng tạo) ứng viên của TikTok Awards Việt Nam 2024 đã truyền tải được nguồn năng lượng tích cực

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Văn hóa – Giải trí 22:38

Imagine Dragons tạo cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, xác nhận Việt Nam là điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sản xuất - Kinh doanh 19:37

PNJ ghi nhận kết quả kinh doanh lũy kế 10 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 32.371 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỉ đồng.

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng 17:36

Dịp cuối năm, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Dự án mới 17:36

Vai trò lực đẩy của những tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.