xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GÓP Ý BỘ LUẬT LAO ĐỘNG: Tăng giờ làm thêm nên giữ nguyên như cũ

H.Lê

(NLĐO)- Công ước 47/1995 không đưa ra các quy định pháp lý, nhưng các nước cũng đều thông qua giờ làm việc của người lao động không quá 48 tiếng/tuần

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa tổ chức "Hội thảo lấy ý kiến về dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi)" tại TP HCM. Qua đó, các đại biểu quang tâm nhất là giờ làm thêm.

Tại hội thảo, vấn đề Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt lên 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm như hiện nay. Chị N. T. Thảo, đại diện Công ty May mặc Bình Tân cho rằng vấn đề làm thêm giờ, người lao động (NLĐ) rất muốn được tăng ca để có thêm tiền thu nhập trang trải cho cuộc sống. Nhưng tăng ca như thế nào, NLĐ nào được làm thêm giờ tăng ca là cả một vấn đề, bởi vì việc tăng ca liên tục thì chỉ có thời gian làm việc kéo dài còn năng suất sản xuất không có hiệu quả. Chị Thảo góp ý, vấn đề làm thêm giờ Bộ Luật Lao động không nên tăng trên 300 giờ/năm mà nên quy định cụ thể, 1 ngày không quá 4 tiếng, 1 tuần không quá 12 tiếng để NLĐ bảo đảm sức khỏe để làm việc đạt năng suất lao động".

GÓP Ý BỘ LUẬT LAO ĐỘNG: Tăng giờ làm thêm nên giữ nguyên như cũ - Ảnh 1.

Đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Xuân Trường

Đồng quan điểm trên, anh T. T. Thông, đại diện Công ty TNHH SaiLun Việt Nam cho rằng việc giải quyết tăng thêm thu nhập cho NLĐ không phải là tăng giờ làm việc, mà cần phải tìm ra biện pháp giảm giờ làm tăng mức thu nhập cho họ. "Với việc tăng giờ làm thêm, nên giữ nguyên khung giờ làm việc cũ. Bộ Luật Lao động nên đưa thẳng vào quy định, NLĐ làm việc chính thức không quá 44 giờ/tuần".

Tuy nhiên, nhiều đại diện các doanh nghiệp tại hội nghị đã không đồng thuận với những ý kiến đóng góp trên. Đa số đều cho rằng việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt lên 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm như hiện nay là cần thiết và phù hợp với nhu cầu của NLĐ. Đại diện một doanh nghiêp trong KCN Tây Bắc Củ Chi nêu quan điểm: "Việc tăng giờ làm thêm của NLĐ là có lợi cho NLĐ, bởi vì đa số họ đều có mong muốn được tăng ca để có thêm tiền thu nhập trang trải cuộc sống. Thậm chí có nhiều NLĐ đã nghỉ việc qua công ty khác chỉ vì lý do nơi làm việc cũ không tăng ca hoặc tăng ca ít nên thu nhập thấp". Đại diện doanh nghiệp này còn cho rằng hiện nay dân số Việt Nam đang có nguồn lao động trẻ. Và đa số họ rất muốn có cuộc sống khá giả trước khi về già nên thường xuyên tranh thủ còn sức khỏe để tăng cường lao động có cuộc sống ổn định. Vì vậy mong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) quy định sao cho hài hòa nhất giữa doanh nghiệp và NLĐ.

Góp ý tại hội thảo, các đại diện chuyên gia Luật lao động Quốc tế đều cho rằng ở mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực khác nhau thì có đặc thù công việc riêng. Nhưng dù ở lĩnh vực nào thì việc tăng giờ làm cũng không được vượt quá 9 hoặc 10 giờ mỗi ngày (bao gồm cả OT), Có một số trường hợp ngoại lệ thì thù lao họ nhận được phải đạt 125% so với thù lao giờ làm việc bình thường. Công ước 47/1995 không đưa ra các quy định pháp lý, nhưng các nước cũng đều thông qua giờ làm việc của NLĐ không quá 48 tiếng/tuần".

Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Mai Đức Thiện, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH) ghi nhận tất cả ý kiến đóng góp của các đại biểu và sẽ tiến hành họp bàn, để soạn thảo Bộ Luật Lao động phù hợp với thực tiễn nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo