xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GÓP Ý BỘ LUẬT LAO ĐỘNG: Nâng tuổi nghỉ hưu: Đừng cào bằng!

Phạm Thị Thanh Dung (quận 8, TP HCM)

Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, thay mặt Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã trình 2 phương án nâng tuổi nghỉ hưu cho người lao động (NLĐ).

Theo đó, Phương án 1: Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2: Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

GÓP Ý BỘ LUẬT LAO ĐỘNG: Nâng tuổi nghỉ hưu: Đừng cào bằng! - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục tại BHXH TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tôi cho rằng việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đưa vào dự thảo lần này là chưa phù hợp. Có rất nhiều lý do để tôi không đồng tình, trong đó có việc nước ta đang dư thừa lao động ở mức cao, đặc biệt là lao động trẻ. Không khó nhận ra thực trạng này khi hằng năm số lượng cử nhân thất nghiệp sau khi ra trường rất lớn. Do không tìm được việc làm ổn định nên phần lớn họ phải chấp nhận làm những công việc mang tính chất tạm bợ, chẳng hạn như chạy xe ôm công nghệ, tiếp thị hàng tiêu dùng... Nếu tăng tuổi nghỉ hưu mà làm mất đi cơ hội xin việc làm của lao động trẻ thì càng phải cân nhắc kỹ. Mỗi ngành, nghề có đặc thù khác nhau và phụ thuộc vào thể trạng của NLĐ, do vậy không nên nâng tuổi hưu theo kiểu cào bằng, không thể đánh đồng giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Từ đó, tôi kiến nghị với khối sản xuất trực tiếp sản xuất thì chưa nên tăng tuổi nghỉ hưu, còn với khối hành chính sự nghiệp thì có thể có quy định riêng.

Tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề lớn, có thể gây tác động đến thị trường lao động. Cơ quan soạn thảo cũng cần đánh giá tác động của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm lao động cụ thể. Trước khi Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua vấn đề này, tôi nghĩ cần được lấy ý kiến rộng rãi trong CNVC-LĐ, để tránh tình trạng như điều 60 Luật BHXH năm 2014 vừa ban hành đã gặp làn sóng phản đối quyết liệt của NLĐ. Luật có thực tiễn mới đi vào cuộc sống, vì vậy không thể cào bằng tuổi nghỉ hưu như dự thảo luật đưa ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo