10/11/2016 11:16

Vì sao lắp ráp, mua bán ô tô thành ngành kinh doanh có điều kiện?

(NLĐO) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng xu hướng cổ vũ cho tự do thương mại, tự do vô tổ chức nhằm dỡ bỏ điều kiện kinh doanh ô tô vừa qua là không đảm bảo cho sự phát triển của thị trường ô tô trong nước cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Dự thảo này đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến mới đây.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô là ngành kinh doanh có điều kiện. Ảnh TL

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô là ngành kinh doanh có điều kiện. Ảnh TL

Lý giải về việc đưa ngành sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông giải thích ô tô là mặt hàng công nghệ cao, có cấu trúc phức tạp nên yêu cầu sử dụng, vận hành cũng như bảo dưỡng, bảo hành phải tuân thủ quy định của nhà sản xuất. Khi xe xảy ra sự cố, khiếm khuyết, người tiêu dùng cần được đảm bảo quyền yêu cầu đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng triệu hồi để khắc phục. Việc đưa hoạt động này vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho xã hội, cho thị trường ô tô. Hiện nay có doanh nghiệp kinh doanh ô tô nhập khẩu đơn thuần, bán đi lấy chênh lệch để hưởng lãi.

Thời gian qua có xu hướng cổ vũ cho tự do thương mại, tự do vô tổ chức nhằm dỡ bỏ điều kiện kinh doanh ô tô. Tuy nhiên, nếu để cho các cơ sở tự do kinh doanh ô tô, chúng ta chỉ tạo ra được mỗi của hàng có được khoảng chục nhân viên bán hàng, một số xưởng sửa chữa không có tay nghề mà không thể tạo ra được hệ thống công nhân có tay nghề, có trình độ.

Do đó, Chính phủ luôn trân trọng lắng nghe ý kiến của cộng đồng dư luận, của các nhóm khác nhau, dù bộ phận rất nhỏ nhưng phải tính toán các lợi ích tổng hòa, đặt lợi ích quốc gia, thị trường lên trên hết. Quan điểm của Chính phủ là Bộ không đặt vấn đề cấm, cản trở hay hạn chế quyền kinh doanh mà ở đây là đặt ra điều kiện, hàng rào để yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng nhằm bảo vệ môi trường, con người và thị trường ô tô trong nước.

"Có thể có nhiều ý kiến nghi ngại Bộ, Chính phủ đặt những hạn chế quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây không phải cấm mà cơ quan Nhà nước chỉ là đặt điều kiện, yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng. Khi thỏa mãn rồi, doanh nghiệp có quyền tham gia, được quyền để làm không gặp trở ngại gì", ông Đông nhấn mạnh.

Ông Đông lấy ví dụ Thái Lan hiện có 60 triệu dân, ngành công nghiệp ô tô đóng góp 12% vào GDP của Thái Lan, tạo 1 triệu việc làm. Còn tại Việt Nam, ngành ô tô đóng góp 2% GDP, tạo ra 100.000 việc làm cho lao động, đóng góp hàng chục nghàn tỉ đồng tiền ngân sách. "Hãy thử tưởng tượng, 2% GDP vào khoảng 2 - 4 tỉ USD, đó là con số rất lớn, nếu không sản xuất mà nhập nguyên chiếc thì đồng nghĩa cán cân thâm hụt, nhập siêu." - ông Đông nhấn mạnh.

T.Hà

Tin liên quan

Viết bình luận

Thương nhân Trung Quốc giảm giá, tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa nếp
18/8/2017 548 1k
Năm 2016, xuất khẩu (XK) gạo nếp tăng mạnh, giá lúa nếp ở ĐBSCL lên cao. Bởi vậy, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân nhiều địa phương vẫn đua nhau mở rộng diện tích trong 2 vụ đông xuân 2016-2017 và hè thu 2017
Xuất khẩu cá tra trước thách thức lớn
17/8/2017 548 1k
Phải tổ chức lại sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nếu không thì ngành cá tra sẽ bị thiệt hại lớn
Công ty "ma" nhập khẩu 2 container hàng lậu
17/8/2017 548 1k
(NLĐO) - Ngày 17-8, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74 Bộ Công an) khám xét 2 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản về Cảng Cát Lái (TP HCM)
Độc chiếm thủy đạo Điệp Sơn vì lãi "khủng"
15/8/2017 548 1k
Nhiều du khách bị ngăn cản không được tham quan con đường giữa biển ở Điệp Sơn vì không thuê canô của doanh nghiệp
Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Hàng trăm hộ dân ở Chi Lăng (Lạng Sơn) ngày ngày vẫn leo 3-4 km đường núi để hái na. Công việc đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, đặc biệt trong những khi thời tiết khắc nghiệt.