Chuyện làm ăn
26/04/2015 10:46

Những câu hỏi còn lại về mắc ca

Việt Nam liệu có cơ hội trở thành nhà cung ứng hạt mắc ca (tên khoa học Macadamia) cho thị trường thế giới?

Ai đang vẽ bản đồ mắc ca?

Mạnh mẽ nhất vẫn là hai cái tên Công ty CP Him Lam (Him Lam) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Cặp đôi này đã khuấy động thị trường, khi chính thức tuyên bố đầu tư vào cây mắc ca.

Cụ thể, Him Lam (cổ đông lớn nhất, chiếm gần 15% cổ phần tại LienVietPostBank) trở thành thành viên của Hiệp hội Mắc ca Úc vào cuối quý I/2015 và dự kiến triển khai xây dựng nhà máy chế biến mắc ca tại Việt Nam.

Trong khi đó, tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2015, LienVietPostBank, cũng công bố sẽ dành khoảng 1 tỉ USD (hơn 20.000 tỉ đồng) cho vay trồng cây mắc ca trong năm 2015.

Chia sẻ với báo giới, phía Him Lam cho biết với sự hợp tác hỗ trợ giống, kỹ thuật, vốn cho người trồng, Him Lam sẽ đón đầu việc thu mua, bao tiêu sản phẩm và cùng xây dựng thương hiệu mắc ca cho người nông dân Việt Nam.

Ngoài trừ cái tên Him Lam, nguồn cung cây giống mắc ca tính đến thời điểm hiện nay, có sự góp mặt của Công ty CP Vina Macca (Vinamacca). Đây là DN tiên phong của Việt Nam thực hiện dự án CARD mã số 037/VIE/05 do Chính phủ Úc phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) tài trợ.

Ngoài ra, còn có Trung tâm Giáo dục tỉnh Sơn La, Công ty Giống cây trồng Ba Vì, Công ty CP Mắc ca Điện Biên... cũng như hàng trăm hộ nông dân tự phát triển cây giống phân phối ở thị trường trong nước, cụ thể là khu vực phía Bắc và Tây Nguyên.

Riêng ở khâu chế biến, có Công ty CP Thương mại Đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) giới thiệu ra thị trường bốn loại nhân mắc ca cao cấp vào quý II/2014, với nguyên liệu nhập khẩu từ Úc.

Còn Công ty Chế biến - Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafood) đã xuất khẩu nhân mắc ca đi nhiều nước với giá 15-18 USD/kg trong gần 10 năm trở lại đây theo hình thức gia công.

Theo ông Hoàng Tùng, Tổng giám đốc Vinamacca, tính từ năm 2005 đến nay, Vinamacca đã cung ứng được 400.000 cây giống ra thị trường với tổng cộng 23 giống mắc ca. Hiện tại, Vinamacca cũng cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân với mức giá bằng giá mua của các nhà máy chế biến hạt mắc ca ở Úc.

Dự kiến năm 2019, Vinamacca sẽ xây dựng nhà máy chế biến hạt mắc ca với sự hợp tác, hậu thuẫn từ một tập đoàn chuyên sản xuất hạt mắc ca lớn nhất tại Úc.

Xét về mặt tổng thể, khi thị trường có sự hợp lực toàn diện từ khâu nguyên liệu, nhà máy chế biến, lẫn bao tiêu đầu ra thì việc khuyến khích nông dân trồng mắc ca là không khó.

Song, trong một chương trình hội thảo về Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên vào đầu tháng 2/1014, mục tiêu phát triển diện tích trồng mắc ca dự kiến khoảng 200.000ha tại Tây Nguyên 5 năm tới đã gặp nhiều ý kiến trái chiều, từ quỹ đất đến hiệu quả từ cây mắc ca.

Tuy nhiên, đến nay Bộ NN&PTNT vẫn chưa có quyết định về quy hoạch giống cây trồng này. Cụ thể, theo các chuyên gia, cà phê, hạt điều, cao su... của Việt Nam được xem là các bài học. Liệu rằng, "cây tỉ đô” có thực hay chỉ là "bánh vẽ” để bán giống, để rồi người chịu thiệt cuối cùng vẫn chỉ là nông dân?

200.000ha

Theo định hướng quy hoạch phát triển cây mắc ca, Tây Nguyên là vùng quy hoạch chính để phát triển cây mắc ca với diện tích ước tính có thể lên đến 200.000ha và kỳ vọng đạt được 200.000 tấn hạt thô vào năm 2025.

Cơ hội cung ứng mắc ca cho thế giới?

Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, cụ thể là cây mía, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco), đặt vấn đề, hiện nay tại Úc, Hawaii (Mỹ), Nam Phi... là quê hương của mắc ca, nhưng các quốc gia này chưa bao giờ nói mắc ca là "cây tỷ đô”. Vì thế, ông Tam khuyên mọi người, đặc biệt là nông dân, nên thân trọng với vấn đề này.

Theo ông Lê Văn Tam, tỉnh Thanh Hóa cũng đang có chương trình trồng thử nghiệm khoảng 5.000 cây mắc ca. Lasuco với kinh nghiệm phát triển các giống mía sẽ hỗ trợ tỉnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, muốn làm không phải dễ.

"Chúng tôi vẫn còn đang cân nhắc vì phải tính toán đất đai, cây giống cho phù hợp với thổ nhưỡng tại tỉnh nhà, cũng như hiệu quả từ cây mắc ca, nếu được chúng tôi mới triển khai. Đây là sự sống còn của bà con nông dân. Vì thế, chúng tôi không thể đem họ ra làm thí nghiệm được" - ông Tam nhấn mạnh.

Là DN tư nhân đầu tiên của Việt Nam sản xuất các sản phẩm từ hạt ca cao, phân phối ở thị trường trong nước và xuất khẩu cho thị trường Thái Lan, Hàn Quốc..., ông Trần Văn Liêng, Tổng giám đốc Công ty CP Ca cao Việt Nam (Vinacacao), đánh giá hiện chỉ có Úc là quốc gia cung ứng nhiều sản lượng hạt mắc ca nhất, nhưng nguồn cung trên toàn thế giới vẫn còn hạn chế, giá bán cũng khá cao, bình quân khoảng 22 USD/kg hạt nhân.

"Nếu Việt Nam trồng được loại hạt này thì quá tốt, vì giá thành cũng sẽ được hạ xuống, điều này có lợi cho các nhà sản xuất bánh kẹo, sô cô la như Vinacacao" - ông Liêng nói. Song, theo ông Liêng, dù là một ngành công nghiệp tiềm năng nhưng nếu đầu tư thiếu thận trọng thì rất nguy hiểm.

Làm được điều này cần phải có nghiên cứu kỹ về nhà máy, bảo quan sản phẩm, nhu cầu thị trường, năng suất cung ứng. "Nên nhớ Việt Nam trồng gạo trước kia là để ăn, sau khi dư mới xuất khẩu. Còn bây giờ, người dân trồng hạt mắc ca để bán chứ không ăn để sống được. Mắc ca vì thế không giống như gạo hay cà phê”, ông Liêng dẫn chứng.

Liệu rằng cơ hội có thực sự mở rộng cho các nhà đầu tư mắc ca Việt Nam trong 5 năm tới? Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Tùng, Tổng giám đốc Vinamacca, cho hay, kể từ khi triển khai đầu tư vào hạt mắc ca từ năm 2005, hai năm trở lại đây, Vinamacca ngoài việc tập trung phát triển thị trường trong nước cũng liên tiếp chào hàng hạt mắc ca sang Đài Loan, Trung Quốc, Nhật, Úc...

Đến nay, cũng đã có các DN từ những thị trường này đặt hàng, nhưng hiện tại Vinamacca chưa có đủ nguồn nguyên liệu nên chưa dám nhận lời.

"Chúng tôi kỳ vọng thời gian tới, khi Việt Nam có được nguồn cung, nhà máy của Vinamacca sẽ là nơi sản xuất các sản phẩm từ mắc ca. Hoặc chúng tôi sẽ gia công trong thời gian chờ Việt Nam có đủ nguồn nguyên liệu" - ông Tùng nói.

Hiện, Him Lam đang đề xuất được duyệt 200.000ha đất để trồng mắc ca với tham vọng điều phối thị trường thế giới thông qua quy trình kép kín từ đầu tư trồng đến sản xuất nhân mắc ca. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản, vì theo đánh giá, đây là diện tích quá lớn để trồng một loại cây mà chưa xác định rõ về hiệu quả kinh tế.

Theo Lê Loan (Doanh nhân Sài Gòn)
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Tài chính - Ngân hàng 10:38

Ngày 26-11-2024, PVcomBank ra mắt nền tảng ngân hàng số PVConnect Biz, mang đến những giải pháp tài chính số toàn diện dành cho các khách hàng tổ chức.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.