05/07/2015 14:58

Du lịch Việt Nam tuột dốc đến bao giờ?

(NLĐO) - Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm tháng thứ 13 liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các chuyên gia cho rằng ngành du lịch cần phải đầu tư thêm khâu quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Thống kê của Tổng cục du lịch, 6 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 11,3% so với cùng kỳ. Và đây là tháng thứ 13 liên tiếp lượng khách quốc tế đến Việt Nam lao dốc và chưa có dấu hiệu dừng lại. Lượng khách đến bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không đều giảm, nhất là đường biển khi chỉ đạt 73,5% so với cùng kỳ năm trước (khoảng hơn 29.800 lượt khách).

Một điểm đáng lưu ý trong cuộc khảo sát, là chỉ hơn 35% khách sạn, khu nghỉ dưỡng khi được hỏi dùng thương hiệu quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” để quảng bá hình ảnh với thế giới. Một số khách sạn được hỏi nói không biết tới hoặc không tận dụng slogan này, một số khác xây dựng thương hiệu riêng để quảng bá.

Cũng liên quan đến hoạt động du lịch, ngày 3-7, Công ty Grant Thornton Việt Nam vừa công bố kết quả chương trình khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2015.

Theo đó, giá phòng của các khách sạn 5 sao ở Việt Nam đã giảm 6,4% trong năm ngoái, trong khi các khách sạn 4 sao lại tăng 3,6%. Thị trường có thêm nhiều khách sạn 5 sao nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại giảm.

Cụ thể, giá thuê phòng ở khách sạn 5 sao đã giảm từ khoảng 125 USD/phòng/ngày-đêm xuống còn 110 USD/phòng/ngày đêm, trong khi khách sạn 4 sao giá thuê phòng tăng nhẹ.

Về mục đích lưu trú, khách du lịch cá nhân và khách du lịch theo đoàn tiếp tục là các nhóm khách lớn nhất trong năm 2014 với tỉ lệ tương ứng là 35,3% và 26,3%. Tỉ lệ khách dự hội nghị giảm 3,3% so với năm trước, dù Việt Nam được xem là một điểm đến du lịch MICE (hội nghị, họp, triển lãm, ưu đãi) ở châu Á. So với Thái Lan thì chi phí để du khách đến du lịch MICE ở Việt Nam vẫn đắt đỏ hơn, nhất là chính sách phí visa.

Khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm suốt 13 tháng liên tục. Ảnh: Tấn Thạnh
Khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm suốt 13 tháng liên tục. Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Kenneth Atkinson, Trưởng nhóm công tác du lịch của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, cho rằng Thái Lan mỗi năm đón hơn 20 triệu du khách quốc tế, trong khi Việt Nam có nhiều tiềm năng hơn với danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử, hang động… nhưng chưa lại tận dụng được.

Theo Atkinson,ngoài cơ sở hạ tầng chưa tốt, tính liên kết giữa các doanh nghiệp ngành du lịch kém còn một số yếu tố như người nước ngoài chưa được sở hữu nhà ở. “Có nhiều khách người nước ngoài như Hồng Kông, Singapore… cuối tuần muốn qua Việt Nam đánh golf nhưng khi họ thấy phải mất 45 USD phí visa thì họ chuyển hướng sang Thái Lan vì ở đây miễn phí visa. Việt Nam nên miễn phí visa cho nhiều nước hơn (có thể là miễn cho thành viên các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam) và thủ tục đơn giản hơn để thu hút thêm nhiều du khách” - ông Kenneth Atkinson nói.

Tuy vậy, Ông Kenneth Atkinson kỳ vọng, việc Luật Kinh doanh bất động sản có thay đổi từ 1-7, cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam sẽ là động thái tốt cho cả ngành du lịch nghỉ dưỡng phát triển.

Thái Phương

Tin liên quan

Viết bình luận

Thương nhân Trung Quốc giảm giá, tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa nếp
18/8/2017 548 1k
Năm 2016, xuất khẩu (XK) gạo nếp tăng mạnh, giá lúa nếp ở ĐBSCL lên cao. Bởi vậy, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân nhiều địa phương vẫn đua nhau mở rộng diện tích trong 2 vụ đông xuân 2016-2017 và hè thu 2017
Xuất khẩu cá tra trước thách thức lớn
17/8/2017 548 1k
Phải tổ chức lại sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nếu không thì ngành cá tra sẽ bị thiệt hại lớn
Công ty "ma" nhập khẩu 2 container hàng lậu
17/8/2017 548 1k
(NLĐO) - Ngày 17-8, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74 Bộ Công an) khám xét 2 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản về Cảng Cát Lái (TP HCM)
Độc chiếm thủy đạo Điệp Sơn vì lãi "khủng"
15/8/2017 548 1k
Nhiều du khách bị ngăn cản không được tham quan con đường giữa biển ở Điệp Sơn vì không thuê canô của doanh nghiệp
Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Hàng trăm hộ dân ở Chi Lăng (Lạng Sơn) ngày ngày vẫn leo 3-4 km đường núi để hái na. Công việc đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, đặc biệt trong những khi thời tiết khắc nghiệt.