VnMoney
12/04/2021 14:10

Từ điểm hữu hạn, ngân hàng Việt tính đường dài

Cuối cùng, sau bao lần lỡ hẹn, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã phá đỉnh thành công. Dòng cổ phiếu ngân hàng tạo động lực quan trọng, và không hẳn nhà đầu tư đang quá hào phóng…

Cùng thời điểm, các doanh nghiệp nói chung và khối ngân hàng thương mại (NHTM) bước vào mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021. Những tính toán đường dài của các ngân hàng tiếp tục định hình.

Hữu hạn trước cơ hội mở

Đã 13 năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam không có thêm thành viên nội địa nào được thành lập mới. Sau khi cấp phép thêm một số trường hợp, năm 2008 đánh dấu số lượng các NHTM trong nước đạt đỉnh, gồm 5 thành viên có vốn Nhà nước chi phối và 40 NHTM cổ phần.

Đến nay, quy mô trên chỉ còn 4 NHTM do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ, 3 ngân hàng mua bắt buộc và đặc biệt chỉ còn 28 NHTMCP. Như vậy, số lượng NHTM Việt Nam không những hữu hạn mà còn thu hẹp đi, qua quá trình tái cơ cấu từ năm 2011 đến nay, và chưa dừng lại. Điều này có ảnh hưởng lớn đối với hệ thống các NHTM và cả nền kinh tế.

Trực quan đơn giản, với số lượng giảm đi đáng kể, cũng như hữu hạn khi không có thành viên thành lập mới, cơ hội mở rộng thị phần trở nên lớn hơn với những NHTM hiện hữu. Cơ hội đó đã, đang và không ngừng mở rộng.

Từ điểm hữu hạn, ngân hàng Việt tính đường dài - Ảnh 1.

MB dự kiến tăng mạnh vốn điều lệ lên gần 40% trong năm 2021

Đơn cử, 13 năm trước có 45 NHTM Việt Nam đối ứng với quy mô nền kinh tế chỉ hơn 1,6 triệu tỉ đồng GDP. Nay, chỉ còn 35 thành viên đối ứng với khoảng 6,2 triệu tỉ đồng quy mô GDP ước tính sơ bộ cuối năm 2020.

Sát sườn hơn, năm 2008, cùng tương quan số lượng trên chỉ có khoảng 1,4 triệu tỉ đồng tín dụng toàn hệ thống; đến cuối năm 2020 đã lên tới khoảng 9,2 triệu tỉ đồng.

Tương tự, dân số Việt Nam năm 2008 có khoảng 86,2 triệu người thì nay hệ thống ngân hàng có số lượng thành viên ít hơn nhiều nhưng có trường tiếp cận của quy mô khoảng 97,5 triệu người.

Hay ở một xu hướng đang bùng nổ là quá trình chuyển đổi số và không gian ngân hàng số hiện nay. Nếu 2008, nhiều thành viên vẫn còn chật vật đầu tư, chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi, Internet Banking và Mobile Banking còn khá sơ khởi, thì nay có thể nói là một sự choáng ngợp.

Không cần lùi về 13 năm trước, mà chỉ giai đoạn 5 năm gần đây, hệ thống đã ghi nhận cấp độ tăng trưởng tầm ngàn phần trăm của kết quả số hóa. Cụ thể, số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến tháng 10-2020 so với 5 năm trước, số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet đã tăng 276,4% và 343%; đặc biệt số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng tới 1.037% và 972,5%.

Trở lại với bối cảnh chỉ số VN-Index phá đỉnh, nhà đầu tư hẳn không quá hào phóng với dòng cổ phiếu ngân hàng. Họ có cơ sở tính toán khi nhìn lại điểm hữu hạn trước cơ hội rộng mở trên. Tuy nhiên, nắm được cơ hội đó còn tùy thuộc vào năng lực và tầm nhìn của mỗi NHTM.

Năng lực chiếm lĩnh, tính đường dài

Kết thúc năm 2020, hệ thống NHTM Việt Nam tiếp tục được "sàng lọc" bởi các điểm cơ bản: mức độ hoàn tất Basel II, tất toán gọn nợ tại VAMC hay chưa, tỉ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu đến đâu (nhất là trong bối cảnh môi trường tiềm ẩn rủi ro bởi Covid-19)…

Nếu theo những tiêu chí trên, Vietcombank, MB, Techcombank… đã sớm đạt đích từ nhiều năm trước. Trong đó có một kết quả đáng chú ý: Vietcombank đã có tỉ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu lên tới khoảng 380%; hay MB cũng đạt tới hơn 144% đến cuối quý I-2021. Bên cạnh sức chủ động phòng ngừa rủi ro, chỉ tiêu này có hàm ý tiềm năng hoàn nhập lợi nhuận trong tương lai.

Ngay quý I, nhiều NHTM đã lần lượt công bố lợi nhuận trước thuế tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ 2020, thậm chí tính bằng lần như tại MSB, SeABank và MB; hoặc một số đạt tăng trưởng cao từ 50%-70%…

Bên cạnh lợi nhuận, mở rộng quy mô tổng tài sản cũng là cuộc cạnh tranh giữa các thành viên, bởi đây là tổng hòa các thị phần. Vị thế ở đây đang quyết liệt giữa nhóm NHTM cổ phần tư nhân hàng đầu. Đến cuối 2020, MB đang dẫn đầu, sát kề là Sacombank, ACB, Techcombank và VPBank.

Tuy nhiên, thị phần và tổng tài sản sẽ trở nên hữu hạn khi cân đối với lực đỡ của vốn điều lệ. Theo đó, các NHTM tiếp tục tính đường dài trong mùa ĐHĐCĐ năm nay.

Trong khi Techcombank dự kiến tiếp tục không chia cổ tức, thì Sacombank và Eximbank đang trình NHNN để có thể tăng vốn qua trả cổ tức sau nhiều năm tạm ngừng.

Thành viên đang nắm ưu thế thị phần và tổng tài sản là MB (gần 495 ngàn tỉ đồng cuối 2020) đã tính toán phương án tăng mạnh vốn điều lệ, dự kiến tăng gần 40% năm nay. Kế hoạch định rõ, một cấu phần vốn tăng thêm sẽ tập trung đầu tư cho thị trường phía Nam; một cấu phần tiếp tục tăng cường năng lực công nghệ thông tin - điểm mà MB tạo thu hút trên thị trường những năm gần đây qua loạt dự án chuyển đổi số và mở rộng nhanh chóng hệ sinh thái ngân hàng số.

Hay tại ACB, kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 25% đã được ĐHĐCĐ thông qua ngày 6-4, cùng tham vọng sẽ nâng tổng tài sản lên mức gần 500 ngàn tỉ đồng cuối năm nay. Đại diện lãnh đạo ACB lạc quan với kế hoạch trên, khi nhận định năm 2021 sẽ có nhiều thuận lợi, gắn với triển vọng phục hồi của kinh tế Việt Nam, với hướng mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6%-6,5% năm nay.

Nắm cơ hội phục hồi đó, một số NHTM đã nhanh chóng tăng tốc ngay trong quý đầu tiên. Bên cạnh kết quả lợi nhuận, có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank đã đạt 3,7%, tại HDBank là 5,2%, hay tại MB vượt trội với khoảng 8%, MSB trên 9%... Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống cuối quý I ước đạt hơn 2%, đồng nghĩa có nhiều thành viên chưa kịp bắt nhịp.

Riêng ở chỉ tiêu quan trọng là tăng trưởng tín dụng như trên cũng cho thấy, điều kiện để nắm cơ hội đang có nhiều khác biệt giữa các thành viên.

Vũ Thanh
VWS tặng quà Tết cho hàng trăm hộ còn khó khăn huyện Bình Chánh

VWS tặng quà Tết cho hàng trăm hộ còn khó khăn huyện Bình Chánh

Doanh nghiệp 11:19

200 gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Bình Chánh vừa nhận được quà Tết từ VWS.

Dấu ấn mới của FWD trong hành trình thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm

Dấu ấn mới của FWD trong hành trình thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm

Doanh nghiệp 11:00

Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam với quy trình tư vấn mới, giúp khách hàng tham gia bảo hiểm dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm.

Ngành điện tăng tốc trong năm 2025

Ngành điện tăng tốc trong năm 2025

Doanh nghiệp 07:33

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 ở mức cao là 8% hoặc 2 con số, theo đó cung ứng điện phải đạt mức 14%-15%

Vì sao Phú Quốc đông nghịt khách ngay đầu năm mới

Vì sao Phú Quốc đông nghịt khách ngay đầu năm mới

Điểm đến hấp dẫn 20:35

Những ngày đầu năm mới, Phú Quốc tắc đường từ sân bay tới các con phố ở thị trấn Hoàng Hôn.

Dịp Tết này, Thẻ tín dụng Happy Lady hoàn tiền lên đến 20%

Dịp Tết này, Thẻ tín dụng Happy Lady hoàn tiền lên đến 20%

Ngân hàng 20:35

Nam A Bank triển khai ưu đãi hoàn tiền lên đến 20% cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho chủ thẻ tín dụng Happy Lady.

Những chính sách giá vé chưa từng có tại DIFF 2025

Những chính sách giá vé chưa từng có tại DIFF 2025

Điểm đến hấp dẫn 20:34

Diễn ra từ ngày 31-5 đến 12-7-2025, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 được dự đoán sẽ là sự kiện hấp dẫn nhất mùa hè năm nay tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng và doanh nghiệp chung tay đổi mới, hứa hẹn DIFF 2025 bùng nổ chưa từng có

Đà Nẵng và doanh nghiệp chung tay đổi mới, hứa hẹn DIFF 2025 bùng nổ chưa từng có

Điểm đến hấp dẫn 20:34

Đà Nẵng và cộng đồng doanh nghiệp du lịch chung tay xây dựng chuỗi trải nghiệm độc đáo và bùng nổ, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.