Anna Wang – một người Bắc Kinh 30 tuổi có thói quen sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn để gọi đồ ăn và trà sữa mỗi tuần ngay cả khi công ty cô cung cấp bữa ăn miễn phí cho nhân viên.
Nhưng thói quen ấy đã thay đổi từ 10 ngày trước khi virus corona bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc. Tính tới thời điểm này, nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 600 người với hơn 28.000 trường hợp nhiễm bệnh.
Các nhà chức trách địa phương đều khuyến cáo các công ty nên cho nhân viên làm việc tại nhà vì vậy Wang không còn đặt đồ ăn trực tuyến nữa. "Làm như vậy rủi ro lắm. Trong thực phẩm có thể chứa virus và việc giao tiếp với người giao hàng cũng có thể bị lây nhiễm".
Thay vào đó, cô gọi giao rau củ và nguyên liệu tươi để nấu tại nhà cùng bố mẹ. Họ cũng tối thiểu hóa nguy cơ lây lan bằng việc hạn chế đến những chợ đông người để mua rau. "Chúng tôi cố gắng tránh giao tiếp nhiều nhất có thể".
Wang là một trong nhiều khách hàng thường xuyên của những dịch vụ giao đồ ăn tại Trung Quốc – ngành công nghiệp giao đồ ăn lớn nhất thế giới. Thị trường giao đồ ăn và rau củ được dự kiến tăng 30%, chạm mốc 604 tỉ NDT (tương đương 86 tỉ USD) vào năm ngoái, gấp 4 lần giá trị của nó vào 5 năm trước.
Những ứng dụng giao đồ ăn tại Trung Quốc ước tính có 400 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, chiếm 30% dân số cả nước trong quý 3 của năm ngoái, tăng 14% so với 1 năm trước.
Tuy nhiên, dịch bệnh do virus corona bùng phát đã tạo ra một đám mây đen, kìm hãm sự bùng nổ của ngành công nghiệp này. Một người giao hàng tại Thẩm Quyến làm việc 14 ngày trước khi bị chuẩn đoán mắc bệnh. 4 nhân viên ở một cửa hàng đồ ăn nhanh ở Trùng Khánh cũng được xác nhận đã nhiễm virus.
Li Zhanlin, 34 tuổi là một nhân viên giao hàng toàn thời gian cho ứng dụng Meituan Dianping nói rằng nhận được ít đơn hàng hơn trong dịp Tết vừa qua, kéo dài từ 24/1 đến 2/2.
"Số lượng đơn hàng trung bình mỗi ngày là khoảng 20 – 30 nhưng năm ngoái thời gian này phải là 50 – 60. Tôi nghĩ lý do là nhiều nhà hàng đóng cửa và khách hàng thì cũng không muốn đặt hàng lo lo ngại nguy cơ lây bệnh".
Trước tình hình đó, các nền tảng giao đồ ăn đang tiến hành những bước cần thiết để đối phó với tình huống không mong muốn này. Meituan đang làm việc với ngân hàng để cung cấp khoản vay cho các nhà hàng vốn cần hỗ trợ để tiếp tục duy trì hoạt động. Trong khi đó, Ele.me thì giảm mức chiết khẩu cho các nhà hàng trên khắp cả nước.
Để đối phó với những thay đổi trong nhu cầu khách hàng, các nền tảng giao hàng cũng mở rộng ra ngoài các bữa ăn nấu sẵn, họ còn vận chuyển cả thuốc men và rau củ.
Một người phát ngôn của Meituan nói rằng doanh thu từ dịch vụ vận chuyển rau củ của ứng dụng này đã cao hơn từ 2 – 3 lần so với bình thường. Li nói rằng 70% đơn hàng anh nhận được mỗi ngày là gọi rau củ trong khi bình thường toàn là đồ ăn.
Ngoài ra, để đối phó với nỗi sợ tiếp xúc với người giao hàng, Meituan và Ele.me – 2 nền tảng giao hàng lớn nhất Trung Quốc đã cho ra mắt dịch vụ giao hàng không tiếp xúc trên khắp cả nước.
Mặc dù tình huống như vậy nhưng Li nói rằng không định chuyển nghề. Meituan đã trang bị khẩu trang và chất diệt khẩn cho nhân viên. Họ cũng tạo cơ hội cho nhân viên tăng thu nhập lên tới 129 USD một tuần – một cơ hội thực sự hấp dẫn.
Yang cũng tỏ ra lạc quan trong dài hạn. "Nếu dịch bệnh có thể được khống chế trong quý 1, tôi tin rằng toàn ngành sẽ phục hồi được ngay từ quý 2 của năm và doanh số trong năm 2020 ít nhất cũng phải tương đương năm ngoái".