VnMoney
13/02/2013 10:43

“Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng

Để ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là ổn định tài chính, điều quan trọng nhất là chúng ta phải tạo dựng được lòng tin của thị trường”...

 
Nợ xấu đang là gánh nặng không chỉ cho hệ thống ngân hàng, mà còn cho cả nền kinh tế. Để giải bài toán trên, trong cuộc trao đổi đầu Xuân 2013, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng cần có những biện pháp “mạnh tay” hơn đối với các nguyên nhân gây ra rủi ro chéo trong hệ thống ngân hàng.
Chỉ có như vậy, nợ xấu mới được giải quyết rốt ráo.
 

Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

 
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng không chỉ được coi là thách thức cho cơ quan quản lý mà còn là thách thức cho cả nền kinh tế. Ông nhìn nhận thế nào về sự tăng lên của nợ xấu trong năm 2012?

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang là cản trở rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nhận thức được vấn đề đó, chúng ta đã và đang đề ra những giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tỉ lệ nợ xấu gia tăng.

Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nợ xấu ngân hàng nghiêm trọng như hiện nay là hoạt động “đầu tư chéo” và “sở hữu chéo”. Tôi muốn trao đổi một chút về hai thuật ngữ này. Nói đầu tư chéo là tôi muốn đề cập đến các giao dịch do các định chế tài chính thực hiện thông qua các định chế tài chính khác và thông thường là các định chế thuộc lĩnh vực khác.

Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại đầu tư cho các doanh nghiệp nhưng thông qua công ty chứng khoán hoặc công ty bảo hiểm. Còn sở hữu chéo, tôi muốn nói đến các khoản đầu tư tài chính do các định chế tài chính hoặc các doanh nghiệp thực hiện để sở hữu vốn của nhau.

Thông thường sở hữu chéo sẽ tạo ra cơ hội để cổ đông chi phối định chế tài chính thực hiện đầu tư chéo theo chủ đích của họ. Sở hữu chéo bản thân nó là một chất dẫn lan truyền rủi ro giữa các định chế, các doanh nghiệp khi cổ đông gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và tài chính. Nếu có thêm hoạt động đầu tư chéo, quy mô của sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ được khuyếch đại và làm gia tăng mức độ lan truyền rủi ro hệ thống.
 
"Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nợ xấu ngân hàng nghiêm trọng như hiện nay là hoạt động đầu tư chéo và sở hữu chéo”.
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Có thể nói, nợ xấu là hệ quả của tác động tiêu cực của kinh tế trong nước và thế giới; cùng với nó, tình trạng rủi ro chéo trong nền kinh tế và hệ thống tài chính đã cộng hưởng làm nợ xấu gia tăng và trở nên phức tạp.

Nói cách khác, nợ xấu phát sinh do cả yếu tố bên ngoài (tác động của kinh tế vĩ mô) và yếu tố nội tại của hệ thống tài chính - ngân hàng và rủi ro chéo chính là một yếu tố chủ yếu mang tính nội tại của hệ thống tài chính.

Đầu tư chéo, sở hữu chéo đã được nói đến từ khá lâu và trong những năm qua nhiều luật liên quan (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) đã được sửa đổi nhưng dường như rủi ro chéo vẫn chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, thưa ông?

Về câu hỏi này, có hai vấn đề cần quan tâm. Một là nhận dạng rủi ro và hai là đo lường rủi ro.

Về nhận dạng rủi ro, đúng là chúng ta đã nhận biết từ khá lâu sở hữu chéo sẽ gây rủi ro cho hệ thống tài chính. Chính vì vậy, khi sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật tổ chức tín dụng vào năm 2010, chúng ta đã giới hạn phạm vị, đối tượng, quy mô được sở hữu vốn tại tổ chức tín dụng áp dụng cho cả tổ chức và thể nhân, đồng thời hạn chế sở hữu vốn giữa các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít trường hợp lách luật bằng cách đầu tư vốn thông qua trung gian. Riêng về đầu tư chéo, khuôn khổ pháp lý cũng cần phải được tăng cường chặt chẽ hơn.

Theo chúng tôi, hiện tại một số loại hình giao dịch tài chính chưa được định nghĩa một cách chặt chẽ trong các văn bản luật đã tạo kẽ hở để một số tổ chức lợi dụng thực hiện giao dịch đầu tư chéo.

Chẳng hạn, một số định chế tài chính đã cấp tín dụng cho khách hàng dưới hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp tác đầu tư, ứng vốn đầu tư chứng khoán... và đương nhiên các giao dịch này không được hạch toán và theo dõi ở hạng mục “cho vay khách hàng” trong bảng cân đối tài sản.

Các hành vi này không dễ để các cơ quan thanh tra, giám sát phát hiện, nhất là khi nó được thực hiện thông qua một trung gian khác trước khi tiền đến tay địa chỉ cuối cùng là “khách hàng”.

Nhận dạng rủi ro đã khó, đo lường rủi ro trong trường hợp này còn khó hơn nhiều. Muốn đo lường được rủi ro, điều đầu tiên là phải xác định được một cách tương đối xác thực quy mô, khối lượng của loại hình đầu tư này. Đây là một thách thức rất lớn cho các cơ quan quản lý và giám sát.

Nhân đây, tôi muốn trao đổi thêm là nhận dạng rủi ro và đo lường rủi ro tài chính luôn là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý và giám sát ở mọi nền kinh tế, đang phát triển cũng như phát triển. Gần đây chúng ta được nghe nói nhiều đến thuật ngữ “ngân hàng ngầm” (shadow banking).

Ngân hàng ngầm được hiểu là các giao dịch tài chính tương tự như giao dịch ngân hàng, tức là giao dịch mang tính chất ngân hàng, do các định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện nhưng các giao dịch này chưa được quy định trong quy chế về hoạt động ngân hàng nên không chịu sự kiểm soát của các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

Cho đến gần đây, người ta mới nhận ra rằng quy mô loại hình giao dịch này rất lớn và chứa đựng yếu tố rủi ro. Do vậy, đang có nhiều kêu gọi các cơ quan quản lý, giám sát tài chính tăng cường khuôn khổ pháp lý để giám sát hoạt động này.

Ở Việt Nam, theo tôi khái niệm “ngân hàng ngầm” cần hiểu theo nghĩa rộng hơn và bao gồm cả giao dịch “đầu tư chéo”. Tính chất phức tạp và thiếu minh bạch của sở hữu chéo và đầu tư chéo đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan thanh tra, giám sát trong việc phát hiện và đo lường rủi ro của loại hình này. Về mặt chủ quan, chúng tôi cho rằng còn không ít bất cập trong hoạt động giám sát cần khắc phục.

Có ý kiến nhận xét Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia thường có những nhận định khá rõ ràng và thẳng thắn về rủi ro thị trường. Ông có bình luận gì về ý kiến này?

Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, để ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là ổn định tài chính, điều quan trọng nhất là chúng ta phải tạo dựng được lòng tin của thị trường và lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khi thị trường đang đối mặt với nhiều bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro, câu hỏi là chúng ta lựa chọn cách truyền thông thế nào? Cách thứ nhất là thẳng thắn nhìn nhận thực tế, ví như “chúng tôi đã phát hiện được vấn đề.
 "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, để ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là ổn định tài chính, điều quan trọng nhất là chúng ta phải tạo dựng được lòng tin của thị trường và lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước".
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Vấn đề đó đang nằm trong sự kiểm soát và chúng tôi đang có những giải pháp xử lý. Triển vọng là chúng tôi sẽ xử lý được”. Cách thứ 2 là im lặng hoặc trả lời “chúng tôi không có vấn đề gì”.

Theo chúng tôi, trong thời đại thông tin như hiện nay, cách thứ 1 đạt hiệu quả cao nhất trong việc tạo dựng lòng tin của thị trường. Tuy nhiên, lựa chọn đúng đối tượng, lựa chọn đúng nội dung, lựa chọn đúng thời điểm là điều hết sức quan trọng.

Trong năm 2013, hướng hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia thế nào? Làm thế nào để không tái diễn rủi ro chéo?

Chương trình hoạt động của ủy ban cũng khá rộng. Riêng về hoạt động giám sát tài chính, để nhận dạng rủi ro và đo lường rủi ro một cách hữu hiệu, chúng tôi sẽ tăng cường áp dụng các phương pháp theo thông lệ quốc tế kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Là một cơ quan có lợi thế theo dõi được dòng tiền trên thị trường tài chính bao gồm cả ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia có điều kiện để phát hiện điểm đến cuối cùng của dòng tiền cũng như phát hiện các “lối rẽ” của tiền trong dòng chảy, qua đó nhận dạng được những điểm đáng “lưu ý”, thường là những điểm “nút” của rủi ro.

Để ngăn chặn không cho rủi ro chéo tái diễn, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp và gắn liền với quá trình cải cách tài chính sâu rộng. Thứ nhất, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trước hết là định nghĩa rõ hơn về các loại hình giao dịch và quy định rõ hơn về các chuẩn mực kế toán theo hướng dựa vào bản chất sự việc chứ không theo hình thức hay tên gọi của giao dịch.

Thứ hai, tăng cường hiệu lực giám sát. Để làm tốt điều này, cần phải thiết lập một cơ chế để theo dõi một cách kịp thời, đầy đủ dòng tiền trên thị trường tài chính từ điểm khởi đầu cho tới điểm cuối, qua đó phát hiện rủi ro, nhất là rủi ro hệ thống. Thiết lập một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng giám sát là một giải pháp hữu hiệu trong điều kiện hiện nay. Kinh nghiệm nhiều nước cũng cho thấy điều đó.

Đồng thời, tăng cường quyền lực cho các cơ quan thanh tra, giám sát. Các cơ quan này có quyền tiếp cận thông tin một cách sâu, rộng và được tiến hành “điều tra” thông tin trong phạm vi nhất định để kịp thời phát hiện những hành vi sai phạm, tiềm ẩn rủi ro.

Thứ ba, nâng cao chế tài đối với các hành vi vi phạm quy chế.

(Theo VnEconomy)

thuyanh
từ khóa :
Xây dựng văn hóa thần tượng nhìn từ những concert Việt đình đám

Xây dựng văn hóa thần tượng nhìn từ những concert Việt đình đám

Văn hóa – Giải trí 21:25

“Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai” không chỉ góp phần nâng tầm các sự kiện âm nhạc Việt mà còn thúc đẩy văn hóa thần tượng trong lòng công chúng.

FPT Long Châu - Boehringer Ingelheim khởi động chiến dịch “Chăm sóc và quản lý sức khỏe toàn diện”

FPT Long Châu - Boehringer Ingelheim khởi động chiến dịch “Chăm sóc và quản lý sức khỏe toàn diện”

Nhịp sống 18:43

Bằng thế mạnh của mình, FPT Long Châu và Boehringer Ingelheim sẽ cùng nhau xây dựng một chiến dịch toàn diện với nhiều hoạt động ý nghĩa mới.

SATRA dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 20%

SATRA dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 20%

Tiêu dùng 18:13

Dự kiến tổng giá trị hàng hóa thiết yếu dự trữ cho Tết Ất Tỵ 2025 của hệ thống bán lẻ Satra ước tăng từ 15% đến 20% so với Tết Giáp Thìn 2024.

“Vàng mềm” từ núi cao mang lại sức khỏe và giá trị vượt thời gian

“Vàng mềm” từ núi cao mang lại sức khỏe và giá trị vượt thời gian

Thị trường 17:30

Khi nhắc đến đông trùng hạ thảo (ĐTHT), không ít người liên tưởng ngay đến hình ảnh của một loại dược liệu quý giá, được xem như "vàng mềm" của thiên nhiên.

Nhìn từ VPBank Commandos để thấy “chất” VPBank

Nhìn từ VPBank Commandos để thấy “chất” VPBank

Doanh nghiệp 15:36

“Ngủ trong đêm mưa rừng, trekking 40 km, ngồi máy cày trên con đường lầy lội là những trải nghiệm mình sẽ không bao giờ quên được”

Masan Consumer giới thiệu ẩm thực Việt tới bạn bè năm châu

Masan Consumer giới thiệu ẩm thực Việt tới bạn bè năm châu

Thị trường 15:35

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội, trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm đông đảo của người tiêu dùng trong và ngoài nước dịp cuối năm

Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa xuân hành động, Tết Xanh vững bền

Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa xuân hành động, Tết Xanh vững bền

Sản xuất - Kinh doanh 11:31

Niềm tự hào văn hóa, lịch sử được HDBank thể hiện trong bộ lịch năm mới, hoà cùng nguồn năng lượng hướng về tương lai xanh và kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.