Khi các nước lớn ồ ạt bơm tiền để kích thích nền kinh tế thì lời khuyên của các chuyên gia đầu tư là: Đừng chống lại ngân hàng trung ương.
Điều này có nghĩa là nhà đầu tư nên đầu tư vào các thị trường nơi mà ngân hàng trung ương (NHTW) hành động tích cực nhất hay thị trường hưởng lợi nhất từ các gói nới lỏng tiền tệ quy mô lớn.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mở đầu làn sóng nới lỏng tiền tệ với chương trình mua trái phiếu không giới hạn. Đây là gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) của Fed trong vòng 4 năm. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương châu Âu, Ngân hàng trung ương Anh, Nhật Bản cũng hành động tương tự nhằm vực dậy nền kinh tế trì trệ suốt thời gian dài.
Ảnh minh họa
Giám đốc điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco, ông Mohammed El-Erian cho rằng, hành động của các NHTW này đang và sẽ khiến giá tài sản tăng cao.
Ở điều kiện bình thường, giá trái phiếu và cổ phiếu không cùng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, một quy tắc mới có thể xảy ra khi giá hai loại tài sản này đồng thời tăng do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư có thể tận dụng xu hướng này.
Theo ông El-Erian, nhà đầu tư nên đặt cược vào trái phiếu chính phủ Mỹ mặc dù chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của Mỹ có thể không mang lại lợi suất cao.
Mặc dù các NHTW không mua cổ phiếu, nhưng chính sách của họ ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Bất chấp lo ngại về khả năng cân bằng ngân sách của Mỹ, một số chuyên gia vẫn cho rằng nhà đầu tư không nên đứng ngoài và bỏ lỡ cơ hội đầu tư trong ngắn hạn.
Trái với quan điểm này, giám đốc điều hành công ty tư vấn Omega Cooperman, ông Leon Cooperman, cho rằng trong vòng 3-4 năm tới, lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ xuống mức âm.
Cũng theo giới chuyên gia, tài sản mà nhà đầu tư nên tránh là USD. Đồng bạc xanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các gói kích thích. Trong khi đó, vàng vẫn được coi là tài sản an toàn. Vàng trên đà tăng năm thứ 12 liên tiếp và xu hướng này còn tiếp tục nếu các NHTW tiếp tục kích thích kinh tế.
Thông thường, các ngân hàng trung ương sẽ có hai hình thức độc lập, đó là: Độc lập về "mục tiêu" và độc lập về "hoạt động".
Hình thức độc lập về "mục tiêu" có nghĩa ngân hàng trung ương có quyền thiết lập các mục tiêu cho chính sách tiền tệ, như bình ổn giá song hành với mục tiêu lạm phát. Ví dụ điển hình cho điều này chính là Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), trong đó sự độc lập về mục tiêu của ngân hàng này đã được quy định rõ trong hiệp ước.
Đối với hình thức độc lập về "hoạt động", có thể coi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) là ví dụ rõ nét nhất. Mục tiêu tiền tệ của BoE sẽ do bộ trưởng tài chính đưa ra. Chính phủ cũng có thể gây áp lực với ngân hàng thông qua một số sắc lệnh.
Với những cố gắng nhằm duy trì sự độc lập của mình, các ngân hàng trung ương đã thành công trong việc ngăn chặn lạm phát, song lại không thể ngăn chặn cũng như phòng ngừa được các bất ổn tài chính. Bên cạnh đó, việc liên tục tung ra các chính sách tài chính nhằm kích thích nền kinh tế, điển hình là các gói nới lỏng định lượng trị giá hàng tỷ USD, song không thực sự mang lại hiệu quả đang khiến các chính trị gia bảo thủ mất kiên nhẫn và kêu gọi phá bỏ sự độc lập của các ngân hàng trung ương.
Một ví dụ điển hình là hôm 23=12 vừa qua, chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) Shinzo Abe, người chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản trong thời gian tới, đã tuyên bố sẽ cân nhắc sửa đổi Luật ngân hàng nếu Ngân hàng trung ương nước này (BOJ) không thông qua mục tiêu lạm phát 2%. "Nếu các nhà hoạch định chính sách của BOJ quyết định không đưa ra mục tiêu lạm phát như một biện pháp để giúp giải quyết tình trạng giảm phát triền miên, chúng tôi sẽ sửa đổi Luật Ngân hàng Nhật Bản và đặt ra mục tiêu lạm phát bằng cách ký một thỏa thuận với BOJ", ông Abe tuyên bố.
Tuyên bố trên của ông Abe được cho là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất từ trước đến này dành cho BOJ sau hàng loạt các biện pháp nhằm kích thích kinh tế song không đạt hiệu quả mà ngân hàng này đưa ra.
Cựu thành viên hội đồng quản trị của BOJ, ông Nobuyuki Nakahara, từng nhận định: "Ở Nhật Bản có 2 chính phủ: Một là chính phủ trung ương, chính phủ còn lại chính là Ngân hàng trung ương, dù không có tính hợp pháp dân chủ".
Tuy nhiên, nếu không thực hiện theo mục tiêu lạm phát của chính quyền mới hiện đang mất kiên nhẫn với những chính sách kích thích kém hiệu quả, sự độc lập của BOJ có thể sẽ bị tước bỏ vĩnh viễn.