Techcombank (TCB) sẽ chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) vào ngày 4-6. Đây được xem là thương vụ IPO nóng nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại và là cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư tiếp cận với một ngân hàng có khả năng tăng vốn lớn.
Techcombank đang sở hữu những gì?
Mùa hè năm ngoái đã có tin niêm yết của ngân hàng này, tuy nhiên, TCB sẽ chính thức niêm yết trên TTCK vào ngày 4-6. Hiện nay, TCB đang giao dịch một số lượng nhỏ cổ phiếu trên sàn OTC, giao dịch tăng lên từ quý IV/2017 và tăng cao vào cuối quý I/2018 với việc tiếp nhận 370 triệu USD đầu tư vào cổ phiếu TCB của Warburg Pincus. Techcombank và các cổ đông hiện hữu đang bán 164 triệu cổ phiếu quỹ và cổ phiếu đang lưu hành với giá trị lên đến 922 triệu USD. Đây sẽ là IPO lớn nhất kể từ thương vụ Vincom Retail JSC 6 tháng trước đây. Nếu thương vụ này hoàn thành thì số lượng cổ phiếu được đăng ký bán là 1,16 tỉ và giá trị vốn hóa thị trường khoảng 6,5 tỉ USD.
Dragon Capital, Capital Group, Richard Chandler’s outfit Clermont Group, GIC và Fidelity đều nằm trong danh sách các nhà đầu tư nền tảng, được kỳ vọng sẽ nắm giữ 3/4 của 922 triệu USD giá trị cổ phiếu niêm yết của TCB. Giá cổ phiếu của một số ngân hàng lớn đã tăng gấp đôi hoặc hơn trong 6-7 tháng qua.
Techcombank (TCB) sẽ chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán vào ngày 4-6
Có nên mua cổ phiếu của Techcombank?
Nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu TCB đều có thể biết rõ câu chuyện của một ngân hàng dẫn đầu về số liệu minh bạch và quản trị điều hành, Techcombank là một trong 2 ngân hàng ở Việt Nam chuẩn bị công bố lợi nhuận theo quy định IFRS (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế). Trong số các ngân hàng lớn, Techcombank có chi phí thấp nhất, biên lãi thuần (NIMs) tốt và đang thực hiện kế hoạch đầu tư vào công nghệ. Techcombank cũng đang thực hiện kế hoạch bán chéo và kỳ vọng rằng tập trung vào phân khúc trung thượng lưu ở thành thị sẽ đem lại hiệu quả cao. Cách đây 3 tuần, cả Moody’s và S&P đã nâng hạng chỉ số huy động ngoại tệ và nội tệ của TCB lên mức B1, xếp hạng phát hành cổ phiếu không bằng USD đạt B2, tương đương với mức xếp hạng quốc gia.
Thị trường dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng và Techcombank đang băng băng trên đà phát triển. Theo công bố ngày 20-4, lợi nhuận quý I đạt 2.050 tỉ đồng, mức tăng trưởng lợi nhuận trên 93%/năm, nằm ở ngưỡng trên của biên độ chào bán, giúp ngân hàng này đạt P/E gấp 18,5 lần năm 2017 nếu lợi nhuận từ quý II đến quý IV/2018 không tăng.
Năm 2017, Techcombank có hệ số lợi nhuận trên tài sản (RoE) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (RoA) lần lượt là 22% và 2,1% (ngoại trừ các giao dịch one-offs), tương đương với các ngân hàng tốt nhất của Indonesia, là một trong những ngân hàng có tỉ lệ thu nhập phí thuần cao nhất (23%), có tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cao nhất (45%) và tỉ lệ chi phí trên thu nhập thấp nhất trong số các ngân hàng lớn của Việt Nam.
Những điểm cộng của Techcombank
- Tỉ lệ giao dịch qua thẻ tín dụng VISA cao nhất.
- Tỉ lệ CASA gần như cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (đứng thứ 2 sau Ngân hàng Quân đội).
- Thị phần sản phẩm bảo hiểm kết hợp ngân hàng #1 (năm ngoái TCB ký thỏa thuận hợp tác chiến lược 15 năm với Manulife Việt Nam).
- Tập trung vào cho vay nhà dự án.
- Có tổng thu nhập hoạt động (TOI)/nhân viên cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam, hiện giữ vị trí số 2.
- Là một trong những ngân hàng có tỉ lệ dự phòng cao nhất (2,4%) và tỉ lệ nợ xấu thấp nhất (1,6% tính đến ngày 31-12-2017) và được xếp hạng tín dụng cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần.
- TCB đã xử lý xong nợ bán sang VAMC và hoàn thành trích lập dự phòng cho các khoản nợ cũ.