VnMoney
06/05/2013 16:00

Cảnh báo nguy cơ “khủng hoảng thừa” nhà ở xã hội

Trước phong trào ồ ạt xin chuyển đổi dự án sang nhà ở xã hội, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cảnh báo về nguy cơ diễn ra tình trạng “khủng hoảng thừa” nhà ở xã hội trong tương lai.

Ồ ạt xin chuyển đổi

Cuối tháng 4 vừa qua, tại ĐHCĐ thường niên 2013, lãnh đạo Công ty Địa ốc Hoàng Quân cho biết, đã đăng ký chuyển đổi các dự án thương mại thành nhà ở xã hội ở 4 địa phương. Thứ nhất, Dự án Sovrano Plaza tại Đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu 2, Đô thị Nam Sài Gòn đã được đồng ý chuyển đổi sang nhà ở xã hội với tên gọi mới là HQC Plaza. Dự án có định hướng về khách hàng cụ thể là lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên, giá bán dự kiến 12 triệu đồng/m2. Dự án thứ hai thuộc Khu dân cư Bình Minh chuyển sang nhà ở xã hội có cơ chế bán, thuê mua rộng rãi cho người dân tại Vĩnh Long và Cần Thơ. Dự án thứ ba là khu đất 12 héc-ta tại TP. Cần Thơ, với 11,35 héc-ta đất sạch. Dự án thứ tư là Dự án 80 héc-ta tại Bình Thuận.

Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên năm 2013, lãnh đạo CTCP Simco Sông Đà cũng cho biết, đang xem xét việc chuyển đổi Dự án Simco Tower, cao 25 tầng tại Cầu Bươu từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội.

Để tránh tình trạng khủng hoảng thừa nhà ở xã hội, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu là hết sức quan trọng

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong số 24 dự án nhà ở thương mại đăng ký chuyển đổi sang nhà ở xã hội, Hà Nội có 6 dự án với hơn 8.000 căn; TP. HCM có 16 dự án với hơn 12.000 căn; Đồng Nai có khoảng 4.700 căn…

Trong số những chủ đầu tư xin chuyển đổi có các tên tuổi lớn như Vinaconex, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị (HUD). Vinaconex có 2 dự án là Dự án nhà xã hội tại Khu đô thị Đại Áng và Dự án Bắc An Khánh rộng 18,5 héc-ta. Trong khi HUD cũng đang điều chỉnh diện tích dành cho nhà xã hội tại Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm nâng từ 2,4 héc-ta lên 9 héc-ta. Tập đoàn Nam Cường cũng lập dự án khu đô thị 140 héc-ta tại Đại Mỗ, trong đó dự kiến sẽ dành 10 - 15 héc-ta để làm nhà xã hội.

Nguy cơ bội cung

Đa số lãnh đạo các doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án sang nhà ở xã hội không ngần ngại khi bày tỏ, mục đích xin chuyển đổi là để được hưởng những ưu đãi từ chính sách như miễn, giảm tiền đất, tiền thuế, được vay vốn với lãi suất thấp, có đầu ra cho sản phẩm…

Tuy nhiên, đa phần các dự án trên mới đang ở trong tình trạng “nhà trên giấy”, có nhiều dự án còn chưa tiến hành giải phóng xong mặt bằng. Ngoài ra, nhiều dự án có vị trí không thuận, chưa có điều kiện đấu nối hạ tầng tốt, nên cũng khó tìm được khách hàng dù là đối tượng nằm trong nhóm 8 đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc doanh nghiệp ồ ạt xin chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội để được hưởng ưu đãi và có đầu ra cho sản phẩm là yêu cầu cấp thiết và sống còn của doanh nghiệp. Còn việc các địa phương cấp phép cho nhiều dự án (đủ điều kiện) cũng không trái với chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, việc quan trọng ở đây là cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong ngành xây dựng, bất động sản từ Trung ương đến địa phương, bởi chỉ có các cơ quan này mới nắm rõ nhất quy hoạch để đánh giá, xem xét việc chuyển đổi dự án có mang đến hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp, người mua và thị trường hay không.

Thực tế tại Hà Nội thời gian qua cho thấy, hiện có nhiều dự án nhà ở thu nhập thấp vẫn ở trong tình trạng dư thừa nguồn cung như Dự án Khu đô thị Đặng Xá 1 (Gia Lâm) có 946 căn hộ, mở bán từ tháng 5/2011 nhưng đến nay, sau 15 đợt mở bán vẫn chưa bán hết; Khu đô thị Đại Mỗ, gồm 2 tòa nhà chung cư CT1 và CT2 với 124 căn hộ, diện tích từ 53 - 69 m2 cũng nằm trong tình cảnh vắng người ở…

Theo ông Đặng Hùng Võ, có một nghịch lý hiện nay là giá nhà ở xã hội tại Hà Nội lại cao hơn giá nhà ở thương mại giá rẻ. Nhà ở thương mại hiện nay đã xuống đến 10 triệu đồng/m2, trong khi giá nhà ở xã hội vẫn ở mức 13 - 14 triệu đồng/m2. Ông Võ nhận định, trước đây, các dự án nhà ở xã hội ít, nhưng trong thời gian sắp tới cung sẽ tăng lên, nếu các cơ quan quản lý và doanh nghiệp không tính toán kỹ, sẽ xảy ra tình trạng bội cung trong tương lai.

vietvinh
từ khóa :
Panasonic khởi động chiến dịch "Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững"

Panasonic khởi động chiến dịch "Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững"

Nhịp sống 12:37

Chiến dịch đánh dấu sự trở lại của chương trình “Cùng Gen G sống xanh đi” mùa thứ ba.

CHIN-SU phát động chiến dịch “Một triệu bữa cơm có thịt” năm thứ 2

CHIN-SU phát động chiến dịch “Một triệu bữa cơm có thịt” năm thứ 2

Doanh nghiệp 12:35

Chương trình “CHIN-SU Một triệu bữa cơm có thịt” phối hợp Quỹ Trò nghèo vùng cao tiếp tục năm thứ hai đồng hành cùng học sinh khó khăn vùng cao.

Nhiệt điện Cần Thơ hưởng ứng Tuần lễ Hồng EVN lần X

Nhiệt điện Cần Thơ hưởng ứng Tuần lễ Hồng EVN lần X

Nhịp sống 11:19

CB-CNV Công ty Nhiệt điện Cần Thơ đã đóng góp 80 đơn vị máu hưởng ứng Tuần lễ Hồng EVN lần X năm 2024

Imexpharm: Từ tầm nhìn phát triển nhân tài đến cam kết chất lượng vượt trội

Imexpharm: Từ tầm nhìn phát triển nhân tài đến cam kết chất lượng vượt trội

Thị trường 08:51

Với triết lý "Con người là tài sản quý giá nhất" Imexpharm kiến tạo môi trường làm việc hạnh phúc, nơi con người là trung tâm của chiến lược phát triển bền vững

Đa dạng giỏ quà Tết tại hệ thống bán lẻ SATRA

Đa dạng giỏ quà Tết tại hệ thống bán lẻ SATRA

Tiêu dùng 08:04

Giỏ quà Tết SATRA là một trong nhiều món quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm, sự quan tâm và tấm lòng của người tặng dành cho người nhận nhân dịp Xuân đến.

EVN đồng hành khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

EVN đồng hành khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Tiêu dùng 07:15

EVN triển khai chương trình tặng quà, hỗ trợ sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, tư vấn và hướng dẫn khách hàng về cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả

Lê Bống và chiếc cúp TikTok Awards Việt Nam đầu tiên

Lê Bống và chiếc cúp TikTok Awards Việt Nam đầu tiên

Văn hóa – Giải trí 18:46

Từ một nhà sáng tạo nội dung gây ra nhiều dư luận trái chiều, Lê Bống đã có sự thay đổi, trưởng thành để trở thành "Cục năng lượng tích cực"