Trường học là nơi đào tạo nhiều ngành nghề. Thế nhưng theo nhà phân tích tâm lý học tài chính Morgan Housel, thành viên của Collaborative Fund, đồng thời là tác giả của cuốn sách “The Psychology of Money: Timeless Lessons on Wealth, Greed, and Happiness”, có nhiều bài học giá trị giúp đạt được một sự nghiệp thành công mà không được dạy tại bất kỳ trường lớp nào.
1. Thông cảm với người bất đồng với bạn
Đối với hầu hết mọi người, khả năng đồng cảm với người bất đồng với mình là kỹ năng kém nhất. Thế nhưng thay vì bất đồng, bạn hãy tự hỏi bản thân “Điều gì mà họ đã trải qua trong cuộc sống mà mình không, khiến họ có suy nghĩ như vậy?”
2. Không ngại thừa nhận “Tôi không biết”
Mọi người thường mong muốn biết nhiều hơn những gì cần thiết. Trong trường hợp đó, “Tôi không biết” là một câu thần chú quyền lực.
3. Hãy cẩn trọng với những mặt trái của thông minh
Trong mọi trường hợp, trí thông minh đều rất hữu ích. Thế nhưng có 4 mặt trái của trí thông minh mà con người thường không nhận ra: cái tôi quá cao, việc không thể thay đổi được tư duy, không giao tiếp được với người khác, và không sẵn sàng thỏa hiệp được với đồng đội.
4. Đừng tự đánh giá hiểu biết của bản thân quá cao
Theo nhà kinh tế và tâm lý học Daniel Kahneman, chúng ta thường không tin vào những gì chúng ta không nhận thức được. Con người thường bị áp đảo bởi những thành kiến và sự lười biếng của chính mình. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về điều này và bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của mình gặp ít rắc rối hơn khi bạn mở lòng hơn với mọi người từ nhiều tầng lớp và kinh nghiệm xung quanh.
5. Những thành công trong quá khứ thường có vẻ dễ dàng hơn nó vốn thế
Bởi bạn biết trước kết quả. Và cũng khó có thể quên được những gì bạn đã học được của ngày hôm nay nếu như bạn luôn nhớ quá khứ bạn đã khó khăn như thế nào.
6. Tìm thấy niềm vui và bình an trong thua cuộc
Học cách để chấp nhận việc thua cuộc một cách nhẹ nhàng, không bị tổn hại, và đúc rút được nhiều bài học từ chính nó, quan trọng hơn nhiều so với việc đảm bảo mọi việc phải thành công.
7. Kỹ năng của bạn có thể không quá quan trọng như bạn nghĩ
Vấn đề là kỹ năng của bạn so với đối thủ ra sao. Đặc biệt là trong đầu tư, khi bạn thường không biết rõ đối thủ của mình ra sao, đừng quá tự tin vào kỹ năng của mình.
8. Những người cộng tác giúp công việc thành công nhất không phải là người thông minh nhất, hay có kinh nghiệm nhất
Những người cộng tác tốt nhất là những người tử tế và dễ chịu nhất. Điều đó cũng chứng minh tại sao trí tuệ cảm xúc thường quan trọng hơn bất kỳ bài học sách vở nào.
9. Càng nhiều kinh nghiệm lại càng tự kiêu
Có một thực tế là khi bạn làm càng lâu, càng nhiều kinh nghiệm ở một lĩnh vực thì bạn càng bớt trân trọng công việc của mình, từ đó nảy sinh ra khả năng phạm lỗi lớn. Điều này sẽ đặc biệt đúng trong một trò chơi khi con người đề cao kỹ năng hơn là sự may mắn.
10. Mọi điều phức tạp đều có thể được giải thích một cách đơn giản
Nếu như bạn không thể hiểu được điều gì (nếu bạn là đối tượng tiếp nhận thông tin có chủ đích) thì rõ ràng người truyền đạt thông tin không giỏi trong công việc của họ.
11. Kỳ vọng thường thay đổi nhanh hơn kết quả
Đó là lý do vì sao nhiều doanh nhân thành đạt, các giám đốc điều hành hay các nhà đầu tư thường nhún vai “Thế nào cũng được”.
12. Những người đóng góp lớn nhất cho lĩnh vực tài chính trong báo chí là những người viết đi viết lại một chủ đề ngay cả khi không ai đọc
Bởi họ chỉ đơn giản là yêu thích công việc mình đang làm. Đối với họ đam mê mạnh hơn lợi nhuận. Điều này đúng với mọi lĩnh vực. Bởi vậy số người xuất hiện trong danh sách Giàu nhất thế giới của Forbes đều là “những người không làm chỉ vì tiền.”