Theo báo cáo mới nhất vừa được hãng bảo mật Kaspersky Lab đưa ra cho biết: "Sản phẩm của Microsoft không còn nằm trong Top 10 sản phẩm hàng đầu dính lỗ hổng. Điều này là nhờ vào cơ chế tự động cập nhật được phát triển tốt trong các phiên bản gần đây của hệ điều hành Windows".
Cơ chế tự động cập nhật được phát triển tốt giúp Windows 8 lọt khỏi top 10 sản phẩm hàng đầu dính lỗ hổng.
Trong khi Windows thoát khỏi Top 10 sản phẩm dễ bị tổn thương thì Kaspersky lại liệt kê Oracle và Java vào vị trí dễ bị tổn thương hàng đầu thế giới vì chúng đã bị ảnh hưởng bởi rất nhiều lỗ hổng rất quan trọng và cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, trong bản báo cáo còn liệt kê những ứng dụng Flash Player, Adobe Reader, iTunes, Winamp và QuickTime cũng được nằm trong Top 10.
Trước đó, Windows luôn được coi là hệ điều hành dễ bị tổn thương nhất, không chỉ khi nói đến các cuộc tấn công bởi phần mềm độc hại và bị hack mà còn bởi vì một số trục trặc được tìm thấy trong hệ điều hành chính.
Microsoft phát hành bản cập nhật hàng tháng như là một phần của chu kỳ "Patch Tuesday" cũng như các gói dịch vụ lớn hơn, bao gồm các bản sửa lỗi cần thiết cho một nền tảng cụ thể.
Công ty có trụ sở tại Redmond hiện đang xem xét một cách tiếp cận khác để giữ người dùng thậm chí an toàn hơn khi chạy phần mềm của mình. Microsoft có thể bỏ qua các gói dịch vụ, thay vào đó tập trung vào các thông tin cập nhật định kỳ, một nỗ lực để vá lỗi và sai sót nhanh hơn trước.
Ví dụ, Windows 8 không thể được gọi là một gói dịch vụ, trong khi các nguồn quen thuộc với điều này khẳng định rằng Service Pack 2 dành cho Windows 7 là một gói dịch vụ tổng hợp của tất cả các bản cập nhật nhỏ và phân phối một cách thường xuyên.