Tuy nhiên, khi được hỏi về đánh giá các biện pháp bảo mật thông tin của công ty họ, 3/4 nhà sản xuất trong khu vực này nói rằng họ rất tự tin rằng những thông tin của công ty họ được bảo vệ từ các tấn công bên ngoài (77,8%) và tấn công nội bộ ( 69,4%).
Tiến sĩ William Lee, Giám đốc nghiên cứu cao cấp của IDC Manufacturing Insights Châu Á / Thái Bình Dương nói: "Sự chênh lệch giữa nhận thức và thực tế cho thấy rằng các nhà sản xuất ở châu Á / Thái Bình Dương chưa nhận biết đầy đủ về những rủi ro an ninh và các mối đe dọa như họ nghĩ. Rõ ràng rằng, các nhà sản xuất trong khu vực này cần phải nâng tầm nhận thức của họ để bắt kịp kiến thức về các rủi ro an ninh và biện pháp đối phó hiện đang có. ".
Dù vậy, nghiên cứu này cũng có vài kết quả tích cực, đó là so với 5 năm trước đây, an ninh thông tin đã được đưa lên cấp quản lý, do các yếu tố như các thách thức ngày càng tăng trong nền kinh tế mới, sự gia tăng tội phạm mạng và các mối đe dọa khủng bố ngày càng phức tạp. Kết quả khảo sát này cho biết 33,3% các nhà sản xuất châu Á nói rằng nhân viên cấp cao phụ trách an ninh thông tin của công ty bây giờ được quyền báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành, trong khi ở các nhà sản xuất còn lại (chiếm gần 70%) thì các nhân viên này báo cáo cho CIO, CTO, CFO (Giám đốc tài chính), hoặc hội đồng quản trị, đây rõ ràng thể hiện sự tăng cấp của các CISO (Chief Information Secutiry Officer) như một thành viên trong các "C" (Những chức vụ cấp cao bắt đầu bằng chữ C như CEO, CFO, CIO, CTO…).