+ Hãy giữ máy tính của bạn sạch sẽ: Cài đặt phần mềm bảo mật hiệu quả với cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên, giữ máy tính luôn luôn “sạch sẽ” là những điều mà bạn cần quan tâm nhất. Hiện nay có rất nhiều phần mềm bảo mật có khả năng quét mã độc vào bảo vệ việc trực tuyến của bạn rất tốt.
+ Thận trọng với các email: Ai đó có thể sử dụng email để lừa đảo bạn. Thông thường mỗi tháng, bạn sẽ nhận email thông báo về các hoạt động giao dịch của bạn từ ngân hàng. Mặc dù không có gì nghi ngờ về những email từ chính ngân hàng của bạn nhưng hãy tuyệt đối không nhắp vào bất kỳ liên kết nào mà email đó gửi đến. Tốt nhất bạn hãy vào trang web ngân hàng của mình để xem.
+ Bảo mật khi đăng nhập: Hãy chắc chắn rằng trang web ngân hàng của bạn được bảo mật trước khi bạn nhập mật khẩu đăng nhập. Một địa chỉ URL nên bắt đầu bằng https thay vì http và trên thanh địa chỉ của các trình duyệt Chrome sẽ có một nhãn màu xanh ở đầu dòng cho biết trang web đó truy cập được an toàn.
+ Sử dụng mật khẩu đủ mạnh: Mật khẩu tốt nhất gồm một chuỗi ngẫu nhiên các chữ cái và chữ số, tránh dùng các từ, tên hay ngày sinh. Nếu trình duyệt hỏi bạn có muốn lưu mật khẩu, hãy tuyệt đối từ chối. Tuyệt đối không ghi những mật khẩu này ra giấy. Và hãy nhớ không sử dụng một mật khẩu cho hai trang web bất kỳ.
+ Tránh các mạng công cộng: Không nên truy cập ngân hàng trực tuyến từ các mạng WiFi công cộng như thư viện, quán cà phê... Tốt nhất hãy sử dụng mạng gia đình để thực hiện các giao dịch.
+ Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm: Nếu bạn giữ dữ liệu tài chính trên ổ cứng, hãy mã hóa nó. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các phần mềm mã hóa ổ cứng, đặc biệt với phiên bản Windows 7 Professional bạn có thể tận dụng tính năng BitLocker.