Phân tích từ iSuppli IHS chỉ ra rằng, trong năm 2010, chi phí sản xuất iPad 16 GB là 260 GB, còn bản 32 GB là 290 USD và 64 GB là 348 USD. Điều đó có nghĩa là Apple chi 30 USD cho 16 GB và 116 USD cho 64 GB, do đó giá bộ nhớ gấp 4 lần cho dung lượng lưu trữ gấp 4 lần.
Còn trong năm 2013, lợi nhuận từ phiên bản 32 GB của iPad Air so với phiên bản 16 GB tăng lên đáng kể, ví dụ Apple chỉ phải bỏ thêm 8,4 USD để tăng thêm bộ nhớ trong cho bản 32 GB so với bản 16 GB, trong khi giá bán chênh lệch của 2 thiết bị này lên đến 100 USD.
Chính vì vậy, Apple hoàn toàn có thể đặt mức giá 500 USD cho phiên bản có bộ nhớ trong 64 GB của iPad mà hãng phát triển thay vì cũng mức giá này nhưng chỉ dừng ở ngưỡng 16 GB như hiện tại. Thêm 100 USD nữa, người dùng có thể nhận được bản 128 GB bộ nhớ trong, trong khi chi phí mà Apple bỏ ra chỉ mất 60 USD, nhờ đó công ty vẫn đạt được lợi nhuận tốt ngay cả khi phiên bản 128 GB có giá 600 USD.
Rõ ràng, Apple có vẻ là công ty gây ảnh hưởng lớn nhất với điều này, nhưng không phải tất cả các nhà sản xuất khác đều đi theo họ. Cụ thể, một số công ty cung cấp cho người dùng tùy chọn phiên bản có bộ nhớ trong cao hơn với chi phí nâng cấp thấp hơn, chẳng hạn người dùng có thể bỏ ra chỉ 50 USD để nâng lên phiên bản 32 GB so với 16 GB, dẫu vậy đây cũng là một chi phí còn khá đắt bởi chi phí mà các hãng phải bỏ ra chỉ mất chưa đến 10 USD như đã nói trên.
Với xu thế như hiện nay, đã đến lúc các nhà sản xuất thiết bị gốc - OEM nên chọn 64 GB là phiên bản mặc định cho các sản phẩm của mình, thay vì 8 GB, 16 GB hay 32 GB như hiện nay. Và nếu vẫn giữ mức giá bản 64 GB như bản 16 GB hiện nay và mức chênh lệch giá của bản 128 GB chỉ hơn 100 USD sẽ tạo ra sự công bằng cho người dùng.
Với các sản phẩm tầm trung, chẳng hạn như Moto G2 vào năm tới, chúng cần có mức giá 180 USD cho bản 16 GB, 200 USD cho bản 32 GB, bởi vì chi phí để bổ sung thêm 16 GB chỉ mất khoảng 6-7 USD mà thôi.